Đột quỵ xuất huyết não: Triệu chứng và cách phòng ngừa

17:00' 11-10-2024
Người đàn ông đột ngột chảy máu não khi đang làm việc, bác sĩ chỉ cách phòng tránh ai cũng cần ghi nhớ.


    Theo đó, bệnh nhân là ông T.C.T (66 tuổi, Hà Nam), trước thời điểm nhập viện cấp cứu 15 phút bỗng đột ngột suy giảm ý thức, choáng xỉu, gọi hỏi đáp ứng kém khi đang làm việc. Được biết, bệnh nhân không bị ngã hay va đập vào bất cứ đâu.

    Bệnh nhân nhanh chóng được người nhà đưa đến bệnh viện gần nhất cấp cứu. Trước tình trạng nguy kịch, ê-kíp bác sĩ khẩn trương cấp cứu đặt ống nội khí quản bảo vệ đường thở, bóp bóng và tiêm thuốc kiểm soát huyết áp.

    Sau khi huyết áp được kiểm soát, đảm bảo các chỉ số sinh tồn, ê-kíp bác sĩ liên chuyên khoa tập trung hội chẩn khẩn cấp. Bệnh nhân được thực hiện đo điện tim, xét nghiệm, chụp CT não. Kết quả kết luận ông T. mắc xuất huyết cầu não và cơn tăng huyết áp cấp cứu.

    May mắn, sau 15 phút nỗ lực của cả ê-kíp, bước đầu tình trạng nguy hiểm đã được kiểm soát, các chỉ số sinh tồn ổn định. Bệnh nhân được chuyển bệnh viện tuyến trên để tiếp tục xử trí điều trị.

    Rất nhiều trường hợp đột quỵ nhưng không hề có triệu chứng báo trước. Ảnh minh họa.

    Rất nhiều trường hợp đột quỵ nhưng không hề có triệu chứng báo trước. Ảnh minh họa. 

    ThS.BS Phạm Duy Hưng - Phó Khoa Nội, Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, người trực tiếp chỉ huy ê-kíp cấp cứu cho biết, đột quỵ xuất huyết não là một trong những tình trạng đột quỵ phổ biến và nguy hiểm. Người bị đột quỵ xuất huyết não, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, hoặc gặp các biến chứng nặng nề như tàn tật suốt đời. Do đó, người dân tuyệt đối không chủ quan khi thấy người thân có dấu hiệu mất ý thức đột ngột và cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

    Theo số liệu thống kê, hơn 80% số ca bị xuất huyết não có nguyên nhân do tăng huyết áp. Tăng huyết áp là sự gia tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch, khi áp lực đột ngột tăng cao có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra và gây xuất huyết. Tình trạng này gây ra do huyết áp của một người rất cao, duy trì ở mức cao trong thời gian dài hoặc cả hai.

    Theo bác sĩ Duy Hưng, đột quỵ xuất huyết não là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm: Tử vong, tàn tật suốt đời, rối loạn ngôn ngữ, hội chứng não úng thủy, viêm màng não... Do vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng đột quỵ xuất huyết não sẽ giúp người dân có thể xử trí kịp thời, từ đó tăng tỷ lệ sống sót và hạn chế các biến chứng cho người bệnh.

    Các triệu chứng đột quỵ xuất huyết có thể bao gồm một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

    - Nhức đầu (cơn nhức đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội, không thuyên giảm mặc dù có sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu).

    - Rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, khó nói, không thể nói một câu hoàn chỉnh);

    - Yếu, tê liệt một bên cơ thể, khó cử động 2 tay lên cao cùng lúc;

    - Méo mặt, lệch mặt, một bên mặt bị chảy xệ;

    - Suy giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn đôi, hay thậm chí mất thị lực;

    - Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng);

    - Chóng mặt, mất thăng bằng;

    - Buồn nôn, nôn;

    - Cứng cổ;

    - Động kinh;

    - Bất tỉnh, hoặc ngất xỉu;

    - Hôn mê;

    Kiểm soát huyết áp giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Ảnh minh họa.

    Kiểm soát huyết áp giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Ảnh minh họa. 

    Phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não thế nào?

    Để phòng bệnh, bác sĩ Duy Hưng chỉ ra một số biện pháp giúp giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não người dân nên lưu tâm, bao gồm:

    -  Kiểm soát huyết áp: Tuân thủ phác đồ điều trị, thực hiện chế độ sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra huyết áp.

    - Kiểm soát Cholesterol: Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, một tình trạng làm suy yếu thành mạch máu. Kiểm soát Cholesterol bằng thuốc và lối sống khoa học có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.

    - Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ xuất huyết não cần hạn chế.

    - Hạn chế uống rượu: Uống rượu quá nhiều có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.

    - Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật... là chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp, Cholesterol và lượng đường trong máu, từ đó hạn chế nguy cơ đột quỵ.

    - Tập thể dục thường xuyên: Duy trì vận động phù hợp với thể trạng mỗi ngày để ngăn ngừa béo phì, kiểm soát tốt lượng Cholesterol và cải thiện sức khỏe.

    - Tầm soát định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp hữu hiệu giúp bác sĩ có thể phát hiện và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ của đột quỵ xuất huyết não.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/nguoi-dan-ong-dot-ngot-chay-mau-nao-khi-dang-lam-viec-bac-si-chi-cach-phong-tranh-ai-cung-can-ghi-nho-c131a611505.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ