Giá trị cho sức khỏe của lá tía tô

17:00' 12-09-2024
Loại lá có mùi thơm đặc biệt, 2.000 đồng có thể mua, ăn sống, nấu nước uống đều giúp mát gan, ngừa tiểu đường.


    Lá tía tô tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ

    Tía tô là cây rau được trồng nhiều ở nước ta. Các bộ phận của cây dùng được là cánh, hạt, lá.

    Theo BS.CKI Lâm Nguyễn Thùy An, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong Y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, quy kinh phế, tỳ. Điều đặc biệt, lá tía tô có tinh dầu thơm dễ bay hơi, thường được dùng để chiết xuất hương liệu, làm thuốc hoặc làm gia vị trong nấu ăn. Tinh dầu này cũng có các hoạt chất sinh học khác nhau bao gồm kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống viêm, chống ung thư, chống tiểu đường và chất chống oxy hóa. 

    Theo bác sĩ Nguyễn Thu Thủy, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), lá tía tô giàu vitamin và khoáng chất, vì vậy, thường xuyên sử dụng có thể giúp điều trị các bệnh về da như mày đay, nổi mụn nhọt… Ngoài ra, tía tô là loại lá có tính hàn, vị mát, là một vị thuốc được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc hỗ trợ làm mát gan, giải độc bên trong cơ thể.

    Tía tô là cây rau được trồng nhiều ở nước ta.

    Tía tô là cây rau được trồng nhiều ở nước ta.

    Cách sử dụng lá tía tô

    Dùng để ăn sống: Lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ra, để ráo nước, dùng như rau sống.

    Cháo lá tía tô: Lá tía tô rửa sạch, thái chỉ nhỏ rồi trộn chung với cháo trắng gạo tẻ, ăn khi còn nóng. Cách làm này giúp thoát mồ hôi ra ngoài, giải cảm nhanh. Có thể dùng lá tía tô tươi như một loại gia vị để thêm vào một số món ăn như cháo, các món canh từ cà chua, cà tím, đậu phụ…

    Uống nước tía tô: Tía tô tươi 15 - 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống.

    T tía tô: Lá tía tô rửa sạch, phơi khô hoặc có thể thêm vào nước lá tía tô ít đường phèn, đun sôi, lọc phần nước để nguội và bổ sung thêm nước cốt chanh rồi sử dụng.

    Tắm hoặc xông: Cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần.

    Ngoài ra, bạn có thể dùng lá tía tô nấu cùng đường phèn và lá chanh, uống khi ấm, với cách nấu đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe. Theo bác sĩ Thủy, cả lá tía tô và chanh đều có hàm lượng lớn vitamin C cùng các hoạt chất có khả năng kháng viêm hiệu quả. Do đó, sử dụng nước lá tía tô đường phèn và chanh sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho cả người lớn tuổi và trẻ em.

    Tía tô có thể ăn sống, chế biến món ăn, nấu nước uống đều tốt.

    Tía tô có thể ăn sống, chế biến món ăn, nấu nước uống đều tốt. 

    Lưu ý khi dùng lá tía tô

    Theo bác sĩ Thùy An, dù tía tô mang nhiều lợi ích nhưng nó cũng có một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy khi sử dụng nên có các lưu ý:

    - Không nên dùng tía tô quá nhiều, vì nó có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ…

    - Người đang cảm nóng, ra nhiều mồ hôi cũng không nên dùng, vì lá tía tô có dược tính khiến người dùng ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

    - Đối với phụ nữ mang thai, mặc dù tía tô có tác dụng an thai nhưng nếu dùng nhiều và trong thời gian dài cũng có thể làm tăng huyết áp.

    - Bác sĩ Thùy An cũng lưu ý, tía tô chỉ có tác dụng hỗ trợ, những trường hợp có bệnh lý nặng không nên dùng thay thuốc mà cần được thăm khám và điều trị chuyên khoa.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/loai-la-co-mui-thom-dac-biet-2000-dong-co-the-mua-an-song-nau-nuoc-uong-deu-giup-mat-gan-ngua-tieu-duong-c131a608357.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ