Cần lưu ý khi ăn chuối để không hại sức khỏe
Là một tín đồ của chuối nên hầu như lúc nào trong tủ lạnh của gia đình chị Nguyễn Thị Ái Trâm (34 tuổi) cũng trữ sẵn chuối chín. Kem chuối, chuối chiên, bánh chuối... tất tần tật những món ăn có thể chế biến từ nguyên liệu chuối hầu như không còn xa lạ gì trong thực đơn hàng ngày của gia đình. “Tôi thấy chuối là một loại trái cây an toàn, chuối nhà tôi là chuối được gia đình ở quê gửi lên nên tuyệt đối sạch, không lo lắng bị ngâm hoá chất như mua ở ngoài. Con tôi 4 tuổi cũng rất thích ăn chuối”, chị Trâm nói.
Cân nặng hơi “quá khổ” nhưng lại không có nhiều thời gian tập thể dục, chị Nguyễn Vân Anh (28 tuổi) tìm đến thực đơn giảm cân được chia sẻ trên mạng, trong đó có thực đơn dùng chuối phối hợp với các loại rau củ khác trong 7 ngày mà hoàn toàn không dùng cơm.
“Tôi tin tưởng vì thấy nhiều người tung hô về thực đơn giảm cân này. Tuy nhiên, ăn chuối hoàn toàn trong 2 ngày đầu tôi đã thấy cơ thể khó chịu, bụng quặn đau nhưng nghĩ tác dụng phụ của thực đơn nên vẫn nhắm mắt làm liều. Đến ngày thứ 4, tôi nôn ói và lả người, bụng thì đau nhiều, tá hoả đến bệnh viện khám mới biết tôi bị lên cơn đau dạ dày cấp do ăn uống không hợp lí và ăn chuối liên tục vào lúc đang đói”, chị Vân Anh nói.
Cần lưu ý khi ăn chuối để không hại sức khoẻ.
Giá trị dinh dưỡng của chuối
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, chuối là một trong những loại trái cây phổ biến được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Nhiều người xem chuối như một loại thực phẩm toàn năng, bởi chúng có sẵn quanh năm, vừa ngon vừa đa dạng chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu ăn loại trái cây này không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khoẻ.
Một trái chuối cỡ vừa (khoảng 80-90g) sẽ cung cấp :
- 290mg kali, tương ứng với 10-15% nhu cầu kali hàng ngày. Đó là một trong những nguồn tốt nhất giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, duy trì hoạt động của hệ tim mạch, cơ bắp, hệ tiêu hóa, bài tiết… Là nguồn thực phẩm không thể thiếu cho các vận động viên thể thao, cử tạ... Mặt khác, kali còn giúp giảm huyết áp hiệu quả.
- 0,37mg vitamin B6 (chiếm khoảng 20% nhu cầu một ngày). Lưu ý, bạn chỉ cần khoảng 1,5mg vitamin B6 mỗi ngày.
- Chỉ có 0,5mg sắt, nhưng với hàm lượng vitamin C cao (6mg tương ứng 20% nhu cầu), chuối sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu sắt từ các thực phẩm khác
- Có khoảng 3 gam chất xơ, chiếm hơn 10% lượng chất xơ được khuyến cáo hàng ngày, mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống tiêu hóa.
Không nên ăn quá nhiều chuối.
"4 không" khi ăn chuối để không hại sức khỏe
“Không giống như những trái cây khác, sau khi được thu hoạch, chuối vẫn tiếp tục chín nên cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng và sẽ tốt hơn nếu được bảo quản lạnh vì nhiệt độ càng ấm, chuối sẽ càng nhanh chín. Nhiệt độ lạnh khiến vỏ chuối sẽ mau sậm đi nhưng bên trong được giữ nguyên vẹn lâu hơn. Còn nếu muốn chuối mau chín, nên bọc quả chuối bằng giấy màu nâu để ở nhiệt độ phòng”, bác sĩ Mạnh cho biết.
Ngoài ra khi ăn chuối cần lưu ý "4 không" dưới đây:
- Không ăn chuối khi đói: Khi sử dụng, tuyệt đối không ăn chuối khi đói vì trong chuối có chứa nhiều magie. Ăn chuối lúc đói sẽ làm lượng magie tăng đột ngột trong máu, gây cảm giác bị cồn cào, hoặc đau bụng, mất cân bằng hệ tim mạch..
- Không ăn quá nhiều chuối: Không nên ăn quá nhiều chuối mỗi ngày, tiêu thụ quá nhiều kali có thể có hại cho thận. Nếu thận không thể loại bỏ kali thừa trong máu, có thể gây tử vong.
- Không ăn chuối nếu bị dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với chuối. Khi ăn chuối, họ có thể gặp các triệu chứng trong miệng và cổ họng như ngứa, phát ban, sưng và thở khò khè.
- Không ăn chuối khi bị đau nửa đầu: Không những vậy, chuối còn có thể gây ra chứng migraine, do đó những người mắc bệnh đau nửa đầu không nên ăn hơn nửa trái chuối 1 ngày.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/quy-tac-4-khong-khi-an-chuoi-de-khong-hai-tim-than-tham-chi-la-mat-mang-c131a415974.html