Các bệnh thường gặp trong mùa lạnh
-
Bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.
-
Bác sĩ khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức
-
Kinh nghiệm công tác:
-
Bác sĩ điều trị Hệ thống nhi khoa Dr.Phước.
-
Đại biểu Đại hội Liên Chi Hội Gan Mật TP.HCM nhiệm kỳ 2023 - 2028.
BÁC SĨ HUỲNH MINH NHỰT
Tác giả bài viết
Thời tiết lạnh luôn là môi trường lý tưởng cho một số vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh. Một số bệnh dễ mắc và bùng phát nguy hiểm như: đột quỵ , các bệnh lý tim mạch, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, hen suyễn.v.v. Ngoài ra, sự bùng phát của các bệnh lý da liễu, viêm da, ngứa da là vấn đề sức khoẻ đáng lưu ý khi thời tiết trở lạnh.
Đột quỵ và các bệnh lý tim mạch gia tăng
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Đột quỵ và Bệnh mạch máu não đã kiểm tra gần 172.000 ca nhập viện do đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở Hoa Kỳ và nhận thấy: “Đột quỵ và các bệnh lý tim mạch gia tăng đáng kể khi thời tiết lạnh hơn, đặc biệt khi nhiệt độ có sự dao động lớn”.
Một nghiên cứu khác tại Đức trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu cũng cho thấy rằng khi nhiệt độ giảm 2,9 độ C trong 24 giờ, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não tăng 11%. Đặc biệt, tỷ lệ này sẽ cao hơn đối với những người có yếu tố nguy cơ tim mạch như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hoặc bệnh lý cơ van tim. Theo các chuyên gia sức khỏe, người Việt có thói quen tập thể dục vào khung giờ thiếu khoa học, thời tiết lạnh vẫn đi tập thể dục. Đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe.
Do đó, vào mùa lạnh chúng ta cần thay đổi thói quen tập thể dục, không nên tập quá sớm, thay vì tập từ 4 - 5 giờ sáng chúng ta có thể đổi sang 8 đến 9 giờ sáng. Ngoài ra, trong tiết trời lạnh chúng ta cần giữ ấm cơ thể, có chế độ ăn uống khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh làm việc hay vận động nhiều ngoài trời lạnh và cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát.
Cảm cúm, hen suyễn và bệnh lý đường hô hấp
Những đợt cảm cúm, hen xuyễn thường dễ mắc và tái phát hơn vào mùa lạnh. Một số triệu chứng điển hình như: ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và số, ngoài ra có thể trầm trọng hơn như cơn khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để phòng tránh hãy vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, làm sạch drap, mền ít nhất một lần mỗi tuần, rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, tránh xa khói thuốc lá và tăng cường các thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Ngứa da và sự bùng phát của các bệnh lý da liễu
Trời trở lạnh kèm theo thời tiết hanh khô là môi trường hoàn hảo cho sự phát triển và bùng phát của các bệnh lý da liễu.Thời tiết lạnh, cơ thể chúng ta ít tiết mồ hôi các các acid hữu cơ bảo vệ da khiến da dễ khô, lớp biểu bì dễ bị tổn thương ảnh hưởng đến cấu trúc phát triển bình thường của da. Da khô, lỗ chân lông chứa nhiều tế bào chết, thêm vào đó bã nhờn tiết ra nhiều khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn dẫn đến viêm nhiễm và bùng phát bệnh lý da liễu như: bệnh mày đay, bệnh vảy nến, chàm,v.v.
Cách tốt nhất bảo vệ da trời lạnh là giữ cho da không bị mất nước, luôn luôn có độ ẩm thích hợp, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa, thay quần áo. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng. Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, uống đủ nước để da không bị khô ráp, tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.
Ngoài ra cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc hay mỹ phẩm, không dùng các chế phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ tác dụng, thuốc truyền miệng. Đến ngay các cơ sở y tế uy tín khi gặp vấn đề về da để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/troi-tro-lanh-de-dan-den-nhung-benh-nguy-hiem-bac-si-chi-cach-phong-tranh-20240102212204488.chn