Các nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng
ảnh minh họa
Các nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng
- Nguyên liệu không còn tươi ngon: Rau quả, thịt cá không còn tươi ngon sẽ mất dần dưỡng chất. Thậm chí, càng bảo quản lâu, quá trình ô-xi hoá càng diễn ra mạnh và làm biến đổi các chất trong thức ăn.
- Biến chất do nấu nướng: Hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn sẽ thay đổi tuỳ theo cách chế biến, ví dụ như với rau quả thì cách tốt nhất là ăn trực tiếp hoặc làm sa-lát.
Ngoài ra, khi luộc thức ăn, chúng ta cũng đã hoà tan các dưỡng chất và làm mất đi hầu hết vitamin. Trong khi đó, việc nướng, chiên cũng làm mất vitamin B đồng thời còn có thể làm sản sinh ra chất gây ung thư.
Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ
Nếu không được cung cấp đủ dưỡng chất, quá trình phát triển của trẻ nhỏ sẽ gặp cản trở và để lại hệ luỵ lâu dài. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất sau đây:
- Protein: Đây là thành phần quan trọng cấu thành lên tế bào và có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa cùng các chế phẩm từ sữa.
- Chất béo: Chất béo có lợi chứa trong thịt, sữa, phô mai… là thành phần quan trọng cho cơ thể và chúng cũng được coi là một nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu.
- Carbohydrates: Nhiều bậc cha mẹ cho rằng carbohydrates không tốt cho sức khoẻ nhưng thực chất, 50-60% lượng calo cần thiết của trẻ nhỏ đều đến từ carbohydrates. Vì vậy, cha mẹ nên đảm bảo trong nhà bếp luôn có đủ gạo, bánh mì, ngũ cốc… cho trẻ.
- Sắt: Đây là vi chất có vai trò quan trọng với các tế bào hồng cầu, có thể được hấp thụ từ các loại hạt, đậu phụ, gan hay cải bó xôi.
- Chất xơ và các loại vitamin: Rau xanh và các loại hoa quả chắc chắn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho trẻ nhỏ.
- Can-xi: Để đảm bảo trẻ cao lớn khoẻ mạnh, cha mẹ nên cho trẻ hấp thụ đủ lượng can-xi cần thiết từ sữa, phô mai, cá, đậu phụ…
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2629845