Tham khảo 10 tuần khủng hoảng trong hai năm đầu đời của bé

11:00' 22-10-2019
Biết được bé sẽ trải qua những tuần khủng hoảng sẽ giúp mẹ đỡ lo lắng hơn, nhưng cụ thể, đó sẽ là khoảng thời gian nào thì mẹ cần nắm rõ để chủ động đối phó.


    Sau mỗi tuần khủng hoảng, bé lại đạt được một hoặc nhiều kĩ năng mới cũng như có những tiến bộ vượt bậc về nhận thức, giác quan, não bộ. Để biết thêm chi tiết về những biểu hiện cụ thể và những kết quả đạt được sau từng tuần khủng hoảng, bố mẹ có thể tham khảo 10 tuần khủng hoảng trong 2 năm đầu đời của bé dưới đây:

    Tuần thứ 5

    Trong 4 tuần đầu tiên kể từ khi chào đời, cha mẹ và bé đã làm quen với nhau, và bạn đã hiểu được một vài sở thích, cũng như được chứng kiến tốc độ phát triển lớn rất nhanh của bé. Lúc này, trong thế giới của bé, mọi thứ đều mềm mại và nó không khác gì mấy so với cuộc sống lúc còn ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi bước sang tuần thứ 5, màn sương mù bao phủ thế giới của bé mở ra và cho phép bé được tiếp cận với những thứ mới mẻ khác. Đây là bước nhảy vọt đầu tiên trong sự phát triển của em bé sơ sinh.

    10 tuần khủng hoảng của bé trong 2 năm đầu đời - Ảnh 1.

    Tuần thứ 5 là bước nhảy vọt đầu tiên trong sự phát triển của em bé sơ sinh.

    Bé trở nên có ý thức hơn về những thứ xung quanh - những thứ mà bé có thể trải nghiệm thông qua các giác quan như chạm, nếm, ngửi, nghe và nhìn. Tất cả những trải nghiệm này sẽ giúp bé tinh chỉnh lại các giác quan của mình, đưa cho não xử lý và học cách phản ứng lại. Bé sẽ mất hơn một ngày để điều chỉnh các thay đổi. Trong thời gian này, bé có vẻ cực kỳ nhạy cảm, vì vậy bé thường xuyên quấy khóc là chuyện không thể tránh khỏi.

    Tuần thứ 8

    Bước vào tuần thứ 8, em bé sẽ bắt đầu trải nghiệm thế giới theo một cách mới. Bé sẽ nhận ra các mô hình đơn giản trong thế giới xung quanh và trong cơ thể của chính mình. Mặc dù cha mẹ rất khó tưởng tượng ra được những gì đang diễn ra trong não của bé, nhưng bạn có để ý không, bé cứ nhìn chằm chằm vào đèn trên trần nhà, hoặc phát hiện ra tay chân của mình và dành hàng giờ để rèn luyện kỹ năng kiểm soát một tư thế của tay hoặc chân.

    Bé cũng vô cùng say mê với cái bóng của những đồ vật được phản chiếu trên tường. Bạn cũng có thể nhận thấy bé nằm im lắng nghe âm thanh như tiếng tích tắc của đồng hồ, tiếng nước chảy hay tiếng nói u ơ của chính mình.

    Ngoài ra, bé còn học được khả năng quơ chân quơ tay như cố chạm vào các đồ vật.

    10 tuần khủng hoảng của bé trong 2 năm đầu đời - Ảnh 3.

    Tuần thứ 12

    Vào khoảng 11 - 12 tuần, em bé của bạn sẽ bước vào bước nhảy vọt phát triển lớn thứ ba kể từ khi chào đời. Nếu trong tuần khủng hoảng thứ 8, bé học cách quơ chân múa tay để chạm vào các đồ vật thì sang tuần thứ 12 bé đã có thể nắm bắt được đồ vật một cách chuẩn xác.

    Bây giờ, bé có thể đã biết lật, biết ngóc đầu và quay nhìn về phía có âm thanh. Bé đang dùng tất cả các giác quan của mình để ghi nhận mọi sự vật sự việc diễn ra xung quanh bé như giọng nói của cha mẹ, đồ chơi phát ra âm thanh, mở đèn thì phòng sáng, tắt đèn thì phòng tối… Thế giới của bé lúc này trở nên có tổ chức hơn khi bé nhận ra những thay đổi liên tục luôn xoay xung quanh mình.

    Tuần thứ 19

    Bé dường như đang học luật nhân - quả. Nghĩa là khi bạn cho bé 1 quả bóng, bé sẽ ném quả bóng đi, và bé nhận ra rằng khi ném quả bóng đi thì quả bóng sẽ nảy lên và lăn ra xa. Đây là một sự phát triển vượt bậc của bé. Bên cạnh đó, bé còn học được sự thay đổi của âm thanh, ánh sáng, sự chuyển động. Bé biết cho tay hoặc bất cứ đồ vật gì mà bé lấy được vào miệng để ngậm mút. Lúc này thế giới quan của bé đã gần giống với thế giới quan của người lớn.

    Tuần thứ 26

    Khi gần được 7 tháng tuổi, bé có thể đã biết bò, bé cũng đã biết điều khiển tay chân của mình một cách linh hoạt. Bé cũng biết mối liên hệ giữa vật này với vật kia. Ngoài ra, bé còn biết nhổm người với lấy đồ vật ở trên cao, biết hét lên để nhờ giúp đỡ.

    Tuần thứ 37

    Khoảng từ 36 đến 40 tuần, bạn có thể nhận thấy con của mình đang cố gắng làm những điều mới. Ở độ tuổi này, bé rất tò mò. Bé biết nhón đồ vật, thức ăn bằng 2 ngón tay, săm soi nghiên cứu chúng rất kỹ. Vị giác của bé cũng rất phát triển, đã có thể phân biệt mùi vị của từng nhóm thức ăn. Ví dụ mùi vị của chuối thì khác với rau bina. Bé có thể phân loại một số đối tượng, cảm giác, động vật và con người vào từng nhóm khác nhau. Các giác quan của bé: thính giác, vị giác, xúc giác đều phát triển rất tốt.

    10 tuần khủng hoảng của bé trong 2 năm đầu đời - Ảnh 5.

    Tuần thứ 46

    Ở tuần này, em bé bỗng hóa thành chuyên gia gây rắc rối. Đây được xem là bước nhảy vọt cuối cùng trong sự phát triển tinh thần của bé. Bởi bé sẽ moi móc mọi thứ, quăng lung tung và lăn ra ăn vạ bất cứ khi nào bé muốn.

    Bé đang học đi hoặc đã đi vững, thích ném đồ vật, thích cầm bút vẽ nguệch ngoạc, tự mặc hoặc cởi quần áo. Bé còn biết cố gắng xếp mọi thứ lại với nhau hoặc xếp chồng lên nhau bởi bé đang khám phá thế giới của sự trình tự. Bé phát hiện ra rằng phải làm mọi thứ theo một trật tự nhất định thì mới thành công. Ví dụ, bé tập trung vào việc cố gắng xếp chồng một khối gỗ lên trên một khối gỗ khác. Hoặc nhét chìa khóa vào trong ổ khóa rồi lại rút ra và so sánh cái chìa khóa với lỗ của ổ khóa.

    Tuần thứ 64

    Ở giai đoạn này, bé thích chơi ở ngoài trời, thích bắt chước người khác, nói và hiểu một số từ đơn giản, không ngại bộc lộ cảm xúc và biết mình muốn gì để yêu cầu cha mẹ.

    Tuần thứ 75

    Độ 18 tháng tuổi, bé đã có thể hoàn toàn đi vững và chạy nhảy. Biết xâu chuỗi các sự kiện thành hệ thống và biết thay đổi hành vi của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Bé cũng bắt đầu phát triển sự đồng cảm, thân thiện, biết chia sẻ và phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Moira Deeming MLCParliament of Victoria Vùng: Caroline Springs. Phone: 8363 0288
Xem thêm

Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/10-tuan-khung-hoang-cac-be-se-trai-qua-trong-2-nam-dau-doi-20191017153430557.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ