Bị kích bác 'đội vợ lên đầu', chồng chỉ nói một câu khiến hàng xóm lặng im, mặt đỏ gay vì ngượng
Trước cưới, chồng tôi quen được bố mẹ chiều chuộng bao bọc nên chẳng biết làm việc gì. Ngày mới yêu, vào bếp nấu cơm cùng tôi mà rau thơm anh không biết nhặt, luộc ngao nấu canh thì đổ nước, nấu khoai sọ không gọt vỏ... tôi phải hướng dẫn từng tí, anh mới dần quen. Tuy nhiên, khi anh khẳng định:
"Vì em anh sẽ thay đổi".
Vậy là tôi quyết định trao cuộc đời mình cho anh ấy.
Có điều sau cưới chúng tôi sống chung với bố mẹ chồng thành thử anh cũng hầu như không phải động chân động tay vào việc nhà vì ông bà nhận làm hết. Bố mẹ chồng tôi là cán bộ nghỉ hưu, ông bà thương con, lúc nào cũng bảo:
"2 đứa đi làm cả ngày mệt rồi, về nhà cứ tắm giặt nghỉ ngơi. Mấy việc cơm nước đã có bố mẹ lo. Bố mẹ còn khỏe, ngồi chơi nhiều yếu người đi, vận động chân tay mới khỏe khoắn".
Nói chung chỉ thi thoảng đi làm về sớm, muốn đổi món cho gia đình tôi mới tự tay vào bếp. Những lúc đó, chồng tôi vào phụ giúp, vợ nhờ nhặt rau vo gạo hoặc giặt tay cho vợ cái váy, anh đều vui vẻ làm. Thích nhất là bố mẹ chồng tôi tư tưởng thoải mái, tiến bộ. Ông bà không bao giờ can thiệp vào cuộc sống riêng tư của hai vợ chồng tôi, cũng không bênh coi trai. Thấy tôi giao việc cho chồng, ông bà còn cười bảo:
"Từ ngày lấy vợ, thằng Khang thay đổi khác hẳn. Trước sai nó cầm cái chổi quét nhà cũng khó, thế mà giờ vợ bảo gì làm đó. Đàn ông biết sống có trách nhiệm với gia đình riêng như thế mới được".
Song quá trình sinh nở vượt cạn của tôi lại khá vất vả. Đau bụng chuyển dạ gần 2 ngày mà tử cung không mở, bác sĩ phải chỉ định cho tôi chuyển sang đẻ chỉ huy. Nhưng lên bàn sinh, tôi lại bị băng huyết tí mất mạng. Sau mấy tiếng đồng hồ cấp cứu, 2 mẹ con mới an toàn về phòng hồi sức. Lúc tôi tỉnh dậy, thấy chồng ngồi bên, nắm chặt tay vợ, giọng nghẹn ngào:
"Ơn giời... cuối cùng em cũng bình an. Nếu em có mệnh hệ gì, anh không sống nổi".
Nghe những lời ấy của chồng, tôi vừa cảm động, vừa thương lại có chút buồn cười bởi chưa bao giờ thấy anh yếu đuối tới vậy.
Tôi xuất viện được vài ngày thì mẹ chồng ốm, không chăm con dâu, cháu nội được, tất cả mọi việc, anh đều phải tự lo. Đi làm về, anh xoay trần vào bếp nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ, đêm pha sữa bế con cho vợ ngủ. Nhiều hôm thức giấc thấy chồng ôm thằng bé dựa lưng bờ tường ngủ gật, thương quá tôi giục đưa con vợ bế nhưng anh xua tay:
“Anh là đàn ông, thức đêm vài ngày có đáng gì so với việc vợ vất vả mang thai, vượt cửa tử, sinh con cho chồng”
Hôm ấy máy giặt bị hỏng, quần áo của vợ con thay ra nhiều, chồng tôi mang luôn ra sân giặt. Mấy người hàng xóm đi qua cổng nhìn thấy liền xì xèo, kích bác:
“Thằng Khang từ ngày lấy vợ thay đổi nhỉ. Trước kia công tử bột, thế mà giờ ‘đội vợ lên đầu’, rửa bát, quét nhà, giặt quần áo cho vợ không thiếu việc gì”.
Khi tôi sinh nở, chồng hết lòng chăm sóc. (Ảnh minh họa)
Cùng với lời kích bác là tiếng cười nhả, chồng tôi vẫn ngồi yên giặt đồ. Để họ nói xong, chồng tôi điềm đạm đứng lên bảo:
“Vợ cháu, cháu ‘đội lên đầu’, yêu thương chăm sóc cô ấy cũng là điều nên làm. Vì sinh con cho chồng, cô ấy tí mất mạng trên bàn đẻ. Vậy thì mấy việc giặt giũ này có gì đáng nói. Hơn nữa, vợ chồng lấy nhau chẳng phải để nương tựa, dựa nhau những lúc này. Cháu tưởng các cô chú, anh chị phải hiểu rõ điều này hơn cháu chứ?”.
Nói xong, anh lại quay lại giặt đồ như không có chuyện gì. Ngược lại mấy người kia ngơ ngác nhìn nhau, mặt đỏ gay vì ngượng. Không ai bảo ai, lần lượt kéo nhau về. Riêng tôi nằm trong giường, nghe những lời chồng nói mà thấy ấm lòng mọi người ạ.
Hội chợ Tết St Albans 2024
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/tam-su/bi-hang-xom-che-doi-vo-len-dau-chong-toi-phan-ung-manh-khien-tat-ca-dung-hinh-c391a561353.html