Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Sa búi trĩ là bệnh dễ gặp ở bà bầu, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đau rát khi đi ngoài.
Nguyên nhân bệnh trĩ ở bà bầu do táo bón, thai ngày càng lớn gây áp lực lên trực tràng, lượng hormone progesterone và máu tăng lên…
Khi bị trĩ bà bầu sẽ có biểu hiện như: Chảy máu, ngứa, đau buốt ở hậu môn, khối nhỏ lồi ở hậu môn.
1. Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Trĩ không phải là bệnh nguy hiểm, không gây ảnh hưởng lớn tới thai nhi. Nhưng nếu bà bầu bị trĩ nặng, không điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi với các vấn đề như:
Trẻ chậm phát triển
Bà bầu bị trĩ do táo bón kéo dài, gây rối loạn hệ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng kém hơn. Từ đó, thai nhi cũng hấp thụ các dưỡng chất từ mẹ sẽ kém, thiếu chất, chậm phát triển.
Thai nhi nhẹ cân
Thai chỉ phát triển khỏe mạnh, đủ cân và chiều dài theo tiêu chuẩn khi được cung cấp đủ các dưỡng chất, mẹ không mắc các bệnh lý thai kỳ. Nếu mẹ bị trĩ khi mang thai, bé có nguy cơ nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ thông thường.
Sức đề kháng giảm
Khi mẹ bị bệnh trĩ, cơ thể khó đào thải các chất độc ra bên ngoài ảnh hưởng tới sự phát triển của bé yêu. Điều này sẽ tác động tới thai nhi, con giảm sức đề kháng từ trong bụng mẹ và dễ ốm sau sinh.
2. Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ nặng, kéo dài khi mang thai sẽ gặp phải một số vấn đề như:
- Chảy máu, đau buốt hậu môn khi đi vệ sinh.
Mẹ theo dõi thấy mỗi lần đi đại tiện có ra máu, đau buốt, ngứa hậu môn đi tiểu thì mẹ nên đi khám và điều trị sớm. Ở những tháng cuối, bụng đã khá to kèm theo bị trĩ sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, vất vả trong việc đi vệ sinh, cảm giác đau buốt do trĩ sẽ khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.
Khi ngoài mẹ bầu sẽ có cảm giác đau buốt, ngứa, chảy máu ở hậu môn do trĩ (Ảnh minh họa)
- Hoại tử búi trĩ
Đây là tình trạng khá nguy hiểm của bệnh trĩ, mẹ bầu cần lưu ý. Khi búi trĩ bị hoại tử sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở hậu môn lên cao. Hoại tử búi trĩ cảnh báo mẹ đã đã bị trĩ nặng, chữa và chăm sóc chưa đúng cách.
- Khó sinh
Nếu mẹ sinh thường, bệnh trĩ nặng sẽ dẫn đến khó sinh, khó rặn và tăng cơn đau đẻ hơn so với thông thường.
- Gây mệt mỏi, căng thẳng cho bà bầu
Với các biến chứng của bệnh trĩ thai kỳ sẽ khiến bà bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress, lo lắng hơn. Tốt nhất khi có dấu hiệu táo bón hoặc bệnh trĩ sớm mẹ nên điều trị để thai phát triển tốt, mẹ khỏe.
3. Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Bà bầu bị trĩ nhẹ, hoàn toàn có thể sinh thường không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên trường hợp trĩ sưng to, đau buốt, không đi đại tiện được thì mẹ có thể phải mổ đẻ.
Phương pháp sinh mổ khi bà bầu bị trĩ nặng sẽ được các bác sĩ khám và chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra hướng sinh tốt, an toàn nhất với bà bầu. Do đó, mẹ bầu chỉ cần khám thai đầy đủ và nói với bác sĩ về những bất thường khi có thai.
Bà bầu bị trĩ nhẹ, không có các biến chứng nguy hiểm vẫn có thể sinh thường bình thường (Ảnh minh họa)
4. Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Bà bầu bị trĩ nhẹ sẽ tự khỏi sau sinh, tuy nhiên trĩ thường gây ngứa rát, đau, khó chịu cho bầu bầu. Trường hợp nặng có thể dẫn tới hoại tử búi trĩ, sa búi trĩ. Do đó, khi có dấu hiệu trĩ các mẹ cần làm một số cách chữa trị sau:
Chườm lạnh, tắm nước ấm
Mẹ có thể dùng khăn lạnh để chườm vùng bị trĩ để giảm đau buốt, giảm sưng và chườm nhiều lần trong ngày.
Tắm nước ấm cũng là phương pháp giúp giảm các cơn đau, khó chịu mang lại cho bà bầu. Tuy nhiên mẹ không nên tắm ngày quá 2 lần.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Táo bón khi mang thai là nguyên nhân dẫn tới bà bầu bị trĩ. Mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn cho bà bầu. Chất xơ có tác dụng điều hòa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng táo bón gây bệnh trĩ ở bà bầu.
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại rau xanh, các loại hạt (hạt chia, hạt hạnh nhân, óc chó…), trái cây giàu chất xơ (cam, bưởi, táo, lê, dâu tây…)...
Thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng giảm táo bón gây bệnh trĩ ở bà bầu. (Ảnh minh họa)
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Giữ cho hậu môn sạch, khô ráo là cách chăm sóc và điều trị trĩ tốt, dễ làm nhất. Mỗi ngày mẹ dùng khăn mềm đã nhúng nước ấm, sau đó nhẹ nhàng lau khô vùng hậu môn. Tránh để hậu môn bị ẩm ướt, nhiễm khuẩn.
Sử dụng baking soda (bột nở)
Bà bầu có thể dùng baking soda (bột nở) dạng khô hoặc ướt đều được, sau đó bôi vào vị trí bị trĩ. Baking soda có tác giúp giảm ngứa, kháng khuẩn tốt.
Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Bà bầu bị trĩ có thể ngồi vào chậu nước ấm ngâm hậu môn từ 10 - 15 phút. Mỗi ngày từ 3- 4 lần.
Nước ấm có tác dụng giảm đau, sưng, ngứa và lưu thông máu, giúp bà bầu thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
Uống nhiều nước hơn
Tăng số lượng nước ấm uống mỗi ngày là cách giúp tình trạng táo bón thuyên giảm ở bà bầu. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, các triệu chứng táo bón hoặc trĩ cũng sẽ tự mất dần.
Uống nhiều nước hơn sẽ cải thiện tình trạng mệt mỏi, trị ở bà bầu (Ảnh minh họa)
Đi lại, vận động nhiều
Bà bầu ngồi nhiều, ít vận động là nguyên nhân khiến trĩ nặng, khó chữa hơn. Để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng trĩ mẹ bầu nên đi lại nhiều hơn, nằm nghiêng về một bên để giảm máu ứ đọng ở hậu môn.
Không rặn mạnh khi đại tiện
Khi đi đại tiện, mẹ tránh ngồi quá lâu, rặn mạnh gây áp lực lớn lên vùng hậu môn. Tốt nhất mẹ nên tập cho mình thói quen đi đại tiện đều đặn vào 1 giờ cố định trong ngày.
Thuốc trị trĩ cho bà bầu
Bà bầu có thể dùng một số loại thuốc chữa trị dành riêng cho bà bầu để giảm bớt tình trạng đau buốt, khỏi trĩ khi mang thai. Tuy nhiên khi dùng bất kỳ loại thuốc nào mẹ cũng nên tham vấn y khoa của bác sĩ và không tự ý mua thuốc, tránh các biến chứng do thuốc mang tới.
Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai hay sinh thường được không? Với các trường hợp trĩ nhẹ mẹ không cần lo lắng quá. Khi có dấu hiệu bị trĩ, bà bầu hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nhất tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/mang-thai/ba-bau-bi-tri-co-nguy-hiem-va-anh-huong-den-thai-nhi-khong-c383a424689.html