ADF có động thái nhằm vào Tân Cương
Đạo luật được thông qua vào năm 2018 chỉ yêu cầu các công ty lớn nhất của Australia, những công ty có doanh thu hàng năm trên 100 triệu AUD, gửi báo cáo hàng năm về các biện pháp đang thực hiện để giải quyết tình trạng nô lệ hiện đại trong chuỗi cung ứng và các hoạt động của mình. Bên cạnh đó, đạo luật cũng thiếu các chế tài áp dụng đối với các hành vi phạm.
Bà Holben cho biết, Chính phủ Australia sẽ tiếp tục theo dõi các báo cáo về lao động cưỡng bức trên toàn cầu, bao gồm cả ở Tân Cương (Trung Quốc), đồng thời đánh giá các hoạch định chính sách của nước này và phối hợp với các bên liên quan và đối tác nhằm hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm giảm nguy cơ nô lệ hiện đại, trong đó có lao động cưỡng bức, trong các chuỗi cung ứng của Australia.
Chính phủ Australia cũng thường xuyên có các cuộc trao đổi với tất cả các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc và nhấn mạnh đến rủi ro của lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng từ Tân Cương.
Hiện Ủy ban đối ngoại, quốc phòng và pháp luật thương mại của Thượng viện đang xem xét một dự luật do Thượng nghị sĩ độc lập Rex Patrick đề xuất, trong đó có quy định cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương và các khu vực khác của Trung Quốc được sản xuất bằng cách sử dụng lao động cưỡng bức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng những khó khăn trong quan hệ song phương hiện nay là do Australia can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. |
Ngày 27/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã hối thúc Australia đóng góp nhiều hơn trong việc tăng cường lòng tin và đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, ông Uông Văn Bân nói: “Trung Quốc luôn cho rằng một mối quan hệ Trung Quốc – Australia ổn định và bền vững sẽ phục vụ các lợi ích cơ bản của người dân hai nước”.
Theo ông Uông Văn Bân, những khó khăn trong quan hệ song phương hiện nay là do Australia can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc, gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc và có các hành động phân biệt đối xử trong thương mại với Bắc Kinh. Ông Uông Văn Bân cho rằng Trung Quốc không phải chịu trách nhiệm cho tình hình quan hệ hiện nay giữa hai nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hối thúc Australia nhìn nhận Trung Quốc và sự phát triển của Bắc Kinh một cách khách quan và có lý trí, đóng góp nhiều hơn trong việc tăng cường lòng tin, đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước và không bước tiếp trên con đường sai trái.
Article sourced from baoquocte.vn.