5 thói quen có thể gây đột tử điển hình ở người trẻ
Ngày nay, dù đời sống và y tế đã có nhiều bước phát triển nhưng những cái chết đột ngột vẫn thường xuyên xảy ra, nó cướp đi mạng sống của chúng ta chỉ trong vài giây, để lại niềm tiếc thương sâu sắc.
Đột tử trước đây thường chỉ gặp ở người già và bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, nhưng ngày nay nó lại thường xuyên xảy ra ở người trẻ tuổi. Vậy, những hành vi nào trong cuộc sống của chúng ta dễ dẫn đến đột tử?
Có nhiều thói quen xấu tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại có thể là nguyên nhân gây đột quỵ.
1. Thức khuya thường xuyên
Nhiều người có thói quen thức khuya mỗi ngày, đặc biệt là đối với những người đang làm trong ngành công nghệ thông tin, bác sĩ, nhà thiết kế, nhà biên kịch... và những ngành nghề khác yêu cầu phải thức khuya. Thói quen thức khuya sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, thường xuyên thiếu ngủ thì càng làm tăng khả năng đột tử.
2. Tập thể dục quá sức
Tập thể dục có thể nâng cao thể lực của con người và giúp chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, tập luyện sai cách với cường độ quá mạnh sẽ khiến cơ thể chúng ta ngày càng xấu đi. Nhất là khi cơ thể đang mệt mỏi, ốm sốt thì việc tập luyện sẽ là một gánh nặng lớn cho cơ thể. Thậm chí là gây hại cho tim và tăng nguy cơ đột quỵ.
3. Ăn quá mặn
Nếu bạn thuộc tuýp người thích ăn mặn, bạn cần cắt giảm lượng muối ngay lập tức. Bởi muối làm tăng natri trong máu, một khi có quá nhiều natri trong cơ thể thì huyết áp cao hơn. Một người bị cao huyết áp có thể gục ngã và tử vong bất cứ lúc nào vì nó làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và thậm chí là nguy cơ ngừng tim.
Ngoài ra khi chúng ta ăn thừa muối, cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác, từ đó có thể gây loãng xương, sỏi thận và các rối loạn khác do mất các khoáng chất.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, muối có trong muối ăn và các gia vị chứa muối như bột canh, hạt nêm, nước mắm, xì dầu, mắm tôm, mắm tép… không những vậy, muối còn có trong các thực phẩm chế biến sẵn và cả trong thực phẩm tự nhiên.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 2g natri/ngày hay 5g muối/ngày.
Thói quen ăn mặn không tốt cho sức khỏe (Hình minh họa)
4. Đi tắm dù cảm thấy chóng mặt, tầm nhìn giảm
Tắm gội làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái và được thả lỏng nhưng nếu bạn đi tắm vào lúc đang chóng mặt và tầm nhìn giảm thì chẳng khác nào "liều mạng". Bởi chóng mặt, tầm nhìn giảm là 2 triệu chứng rất quen thuộc của tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ). Đây là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do tắc nghẽn các mạch máu trên não. Đột quỵ có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, hôn mê, liệt nửa người, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề.
Ngoài chóng mặt, tầm nhìn giảm, đột quỵ thường đi liền với dấu hiệu yếu tay hoặc chân, khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại... Khi có các dấu hiệu này, bạn cần lập tức nhờ cậy sự giúp đỡ của người thân.
5. Ngủ khi tóc còn ướt
Vì bận rộn hay do thói quen sống, nhiều người giữ thói quen tắm khuya rồi để tóc ướt, tóc ẩm đi ngủ. Để tóc ướt đi ngủ không chỉ gây xơ rối tóc, kích ứng da đầu mà còn có thể sinh nấm đầu, đau đầu, cảm lạnh. Thậm chí gội đầu muộn rồi để tóc ướt đi ngủ mùa đông còn tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo các chuyên gia, dù vào mùa nóng hay lạnh cũng nên tránh gội đầu vào ban đêm. Gội đầu xong cần lau khô tóc, sấy tóc sát da đầu, tuyệt đối không đi ngủ khi tóc còn ướt.
Hội chợ Tết St Albans 2024
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/5-thoi-quen-doc-khung-khiep-co-the-khien-ban-dot-tu-bat-cu-luc-nao-du-tre-hay-gia-cung-can-doc-de-tu-cuu-song-chinh-minh-20211123091851272.chn