4 sai lầm trong thói quen sử dụng giẻ lau bếp

02:00' 14-11-2024
Sức khoẻ của bạn sẽ bị bào mòn nếu mắc phải 1 trong 4 thói quen sử dụng giẻ lau bếp như này!


    Bếp là nơi chế biến các món ăn hằng ngày, vì vậy việc giữ gìn sự sạch sẽ và an toàn ở khu vực này là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của gia đình.

    Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến món ăn, song nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách, giẻ lau bếp có thể trở thành nguồn gốc lây lan các bệnh tật, thậm chí là đầu độc cơ thể. Thực tế, nhiều gia đình có thói quen sử dụng giẻ lau bếp không đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc và các mầm bệnh phát triển.

    Nếu không được sử dụng và bảo quán đúng cách, giẻ lau bếp sẽ trở thành ổ vi khuẩn. (Ảnh minh họa).

    Nếu không được sử dụng và bảo quán đúng cách, giẻ lau bếp sẽ trở thành ổ vi khuẩn. (Ảnh minh họa).

    1. Dùng một miếng giẻ lau cho nhiều mục đích khác nhau

    Một trong những thói quen phổ biến mà nhiều người mắc phải là dùng một miếng giẻ lau để lau chùi cho nhiều khu vực khác nhau từ mặt bếp, bàn ăn, bàn rửa đến chén bát mà không thay giẻ. Thói quen này này tạo điều kiện cho vi khuẩn, dầu mỡ, các chất bẩn dễ dàng lan truyền từ khu vực này sang khu vực khác, từ đó gây nhiễm bẩn cho các bề mặt ăn uống và nấu nướng.

    Phải biết rằng, miếng giẻ lau không chỉ dính bụi bẩn thông thường mà còn có thể mang theo vi khuẩn và mầm bệnh. Những loại vi khuẩn như: Salmonella, E. coli hay Campylobacter là tác nhân gây bệnh tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm,... tồn tại trên giẻ lau bếp. Khi dùng một miếng giẻ lau cho quá nhiều mục đích mà không thay mới, những vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người.

    Chính vì vậy, bạn nên hạn chế việc sử dụng một miếng giẻ lau cho quá nhiều mục đích. Hãy phân chia giẻ lau thành từng miếng riêng biệt cho từng khu vực trong bếp để tránh việc vi khuẩn và mầm bệnh lây lan.

    Nhiều người có thói quen dùng một miếng giẻ lau cho nhiều mục đích khác nhau. (Ảnh minh họa).

    Nhiều người có thói quen dùng một miếng giẻ lau cho nhiều mục đích khác nhau. (Ảnh minh họa).

    2. Không thay giẻ lau thường xuyên

    Giẻ lau bếp sau một thời gian sử dụng sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn và các mầm bệnh phát triển, đặc biệt khi nó tiếp xúc với các bề mặt bẩn, thực phẩm dư thừa hoặc chất lỏng. Nếu bạn không thay giẻ lau thường xuyên, lớp vi khuẩn và mầm bệnh trên giẻ có thể phát triển mạnh mẽ, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cho gia đình. 

    Giẻ lau bếp cần được thay mới định kỳ ít nhất 1 lần mỗi tuần hoặc ngay khi có dấu hiệu mốc, bẩn hoặc mùi hôi khó chịu. Bởi lẽ, khi giẻ lau bếp đã quá bẩn, việc giặt sạch có thể không đủ để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Nếu cố chấp sử dụng, nó sẽ trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp hay các bệnh dị ứng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu.

    Ngoài việc thay giẻ lau định kỳ, bạn cũng nên chú ý đến loại giẻ lau bạn sử dụng. Nên chọn giẻ lau bếp cần có chất liệu dễ dàng giặt sạch và kháng khuẩn.

    3. Không tiệt trùng giẻ lau

    Mặc dù giẻ lau bếp có thể được giặt sạch sau mỗi lần sử dụng, nhưng nếu không được tiệt trùng đúng cách, chúng vẫn có thể chứa vi khuẩn và nấm mốc. Tiệt trùng giẻ lau bếp là bước quan trọng giúp loại bỏ các vi sinh vật gây hại mà việc giặt thông thường không thể làm sạch hết. Khi giẻ lau không được tiệt trùng, các vi khuẩn và nấm mốc còn sót lại có thể phát triển mạnh mẽ, gây nhiễm bẩn và lây lan sang các khu vực khác trong bếp.

    Có nhiều phương pháp tiệt trùng giẻ lau bếp. Một cách đơn giản và hiệu quả là dùng nước sôi để tiệt trùng giẻ lau. Bạn có thể đun sôi nước, sau đó ngâm giẻ lau trong nước sôi từ 5-10 phút để tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh.

    Ngoài ra, việc sử dụng dung dịch khử trùng chuyên dụng hoặc thuốc tẩy cũng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo giẻ lau được giặt sạch để tránh dư lượng hóa chất trên giẻ.

    Nếu không được tiệt trùng, giẻ lâu sẽ sinh nhiều nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh. (Ảnh minh họa).

    Nếu không được tiệt trùng, giẻ lâu sẽ sinh nhiều nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh. (Ảnh minh họa).

    4. Không giặt giẻ lau và phơi khô sau mỗi lần sử dụng 

    Sau khi sử dụng, nhiều người có thói quen không giặt giẻ lau ngay mà để qua ngày hoặc để nó trong tình trạng ẩm ướt. Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện lý tưởng để các loại vi sinh vật sinh sôi. Nếu giẻ lau không được giặt sạch và phơi khô hoàn toàn, các mầm bệnh sẽ tiếp tục tồn tại và có thể phát tán ra các khu vực khác trong bếp, gây nhiễm khuẩn cho các thực phẩm chế biến sau này.

    Hơn nữa, việc giặt giẻ lau không đúng cách hoặc không đủ kỹ càng có thể khiến giẻ lau vẫn còn tồn đọng vi khuẩn. Bạn nên giặt giẻ lau bằng xà phòng và nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn, sau đó phơi giẻ lau ở nơi thoáng khí và khô ráo. Nếu có thể, hãy phơi giẻ lau ngoài nắng, bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời có khả năng tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Williamstown High School Vùng: Williamstown. Phone: 9393 9039
Xem thêm

Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/suc-khoe-cua-ban-se-bi-bao-mon-neu-mac-phai-1-trong-4-thoi-quen-su-dung-gie-lau-bep-nhu-nay-c131a615125.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ