11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không muốn đặt bản thân vào nguy hiểm

11:56' 26-10-2020
Thói quen ăn uống, tuổi tác hay thói quen tình dục của bạn đều rất quan trọng và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.


    Bạn có thể nghĩ rằng nói dối bác sĩ một chút không phải là vấn đề lớn. Nhưng nói dối bác sĩ ngay cả khi lời nói ấy có vẻ vô hại, thực sự không phải là một ý tưởng tuyệt vời. 

    Việc trung thực với bác sĩ là điều quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn, đồng thời bác sĩ cần biết sự thật đầy đủ về lối sống và tiền sử bệnh của bạn để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

    Dưới đây là những điều mọi người không bao giờ nên nói dối bác sĩ của họ nếu không muốn đặt bản thân vào nguy hiểm.

    1. Tiền sử phẫu thuật

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 1

    Bác sĩ Caesar Djavaherian, giám đốc y tế và đồng sáng lập tại Carbon Health (Mỹ) giải thích: "Bạn có thể không nghĩ đến việc nói về một cuộc phẫu thuật mà bạn đã trải qua khi còn nhỏ hoặc một thủ thuật nhỏ mà bạn đã thực hiện gần đây. Nhưng bạn nên cố gắng điền đầy đủ những cuộc phẫu thuật, thủ thuật bạn đã trải qua khi điền vào bệnh sử của mình".

    Bác sĩ Djavaherian nói: “Trước hết, tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn đã trải qua, khả năng mắc một số bệnh sẽ tăng lên. Ví dụ, nếu bạn được khám vì đau bụng nhưng bạn đã mổ ruột thừa hoặc thắt ống dẫn trứng, bạn đang ở một mức độ rủi ro khác."

    Ông nói thêm: “Một lý do khác mà bạn không nên nói dối về tiền sử phẫu thuật của mình là nếu bạn đã từng bị biến chứng khi gây mê trong quá trình phẫu thuật, thì điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về điều này."

    Bác sĩ Gaspere Geraci, bác sĩ gia đình và giám đốc y tế của AmeriHealth Caritas (Mỹ)  cũng lưu ý rằng "bất cứ khi nào bạn phẫu thuật, loại bỏ hoặc thay đổi thứ gì trên cơ thể có thể ảnh hưởng đến cách xem xét các trường hợp hoặc triệu chứng trong tương lai."

    Bác sĩ Geraci giải thích ngay cả những cuộc phẫu thuật nhỏ, như đối với các khối u và vết sưng trên da, cũng cần được bác sĩ biết vì chúng có thể liên quan tới một vấn đề lớn hơn mà bạn có thể gặp phải.

    2. Tuổi của bạn, của con bạn và tiền sử sức khỏe gia đình

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 3

    Khi bạn bắt đầu bước vào tuổi trung niên, bắt đầu mãn kinh hoặc cảm thấy những cơn đau nhức do cơ thể già đi, bạn có dễ nói dối về tuổi của mình. Mặc dù việc nói dối tuổi với đồng nghiệp hay bạn bè đôi khi không phải là vấn đề lớn, nhưng bác sĩ của bạn cần biết sự thật về mọi thứ, bao gồm cả tuổi chính xác của bạn.

    Tuổi của bạn không chỉ là yếu tố quan trọng trong việc xác định phương pháp điều trị mà còn là thông tin để bác sĩ xác nhận liệu bạn có dễ dàng nói dối bác sĩ những vấn đề khác. Đặc biệt tuổi rất quan trọng với trẻ nhỏ.

    Bác sĩ Djavaherian nói: “Tuổi tác rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bởi vì biết tuổi của chúng tạo ra sự khác biệt trong cách điều trị với trẻ.

    Ngoài tuổi tác thì tiền sử bệnh tật trong gia đình đều là những yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định về cách khám và điều trị cho bệnh nhân. 

    3. Thực phẩm bạn ăn

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 4

    Nếu bạn đang cố gắng giảm cân nhưng không thành thật về thói quen của mình, bác sĩ sẽ không thể giúp được gì nhiều.

    “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân thường không chú ý tới lượng thức ăn họ đang ăn và mức độ thường xuyên ăn đồ ăn không lành mạnh. Nhiều bệnh nhân không muốn thừa nhận những khó khăn mà họ gặp phải khi tuân thủ chế độ ăn uống theo quy định, vì vậy họ dễ dàng phủ nhận rằng họ đang ăn bất cứ thứ gì xấu", bác sĩ Tania Dempsey - bác sĩ tổng hợp ở Armonk, New York (Mỹ) cho biết.

    Thay vì nói dối chuyện ăn uống, hãy giải thích điều gì khiến bạn gặp khó khăn khi không thể tuân theo chế độ ăn lành mạnh. Từ đó, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân đưa ra các biện pháp để duy trì chế độ ăn kiêng của họ.

    4. Lịch sử mang thai, chu kỳ kinh nguyệt

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 5

    Nếu bạn đã từng phá thai hoặc sảy thai, hoặc đơn giản là kinh nguyệt không đều, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất có thể.

    Bác sĩ Djavaherian nói: “Việc tiết lộ thông tin này một cách trung thực sẽ giúp bác sĩ cố gắng tìm ra khả năng mang thai thành công của bạn là bao nhiêu.

    Chúng tôi biết rằng trong một vài tháng sau khi sảy thai hoặc phá thai, kinh nguyệt của bạn có thể không đều và chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trường hợp đó xảy ra. Nhưng nếu bạn nói với chúng tôi rằng bạn chưa từng mang thai và kinh nguyệt của bạn không đều, đó là một nguyên nhân đáng lo ngại."

    Bác sĩ Geraci cũng đồng quan điểm “Kinh nguyệt không đều có thể là nguyên nhân góp phần gây ra nhiều vấn đề khác và trung thực với bác sĩ của bạn sẽ đảm bảo rằng họ có thể chăm sóc bạn tốt nhất."

    5. Thói quen tình dục, số lượng bạn tình và tiền sử mắc bệnh tình dục

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 6

    Trò chuyện cởi mở và trung thực với bác sĩ về đời sống tình dục của bạn có thể khiến bạn e ngại, nhưng điều đó rất quan trọng. Vì vậy đừng nói dối về số lượng bạn tình trong quá khứ hoặc hiện tại, tiền sử mắc bệnh tình dục (nếu có) hoặc nếu bạn đã quan hệ tình dục không an toàn hoặc bất kỳ hoạt động tình dục nào khác khiến bạn bị đau hay khó chịu.

    “Mặc dù tất cả chúng ta đều muốn coi lịch sử tình dục của mình là điều cá nhân và riêng tư, nhưng đó là một khía cạnh trong cuộc sống mà chúng ta nên chia sẻ với các bác sĩ sức khỏe của mình. Lịch sử tình dục của chúng ta không chỉ góp phần vào nguy cơ hiện tại mà còn là nguy cơ trong tương lai của một số loại bệnh, bao gồm cả bệnh nguy hiểm như ung thư", bác sĩ Geraci nói.

    6. Các loại thuốc bạn đang dùng và có dùng đúng chỉ định hay không

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 7

    Có thể bạn không dùng hết một đợt thuốc kháng sinh vì cảm thấy khỏe hơn hoặc có thể bạn đã gặp khó khăn trong việc chịu đựng các tác dụng phụ của thuốc. Hoặc có thể bạn chỉ quên uống thuốc hay uống thuốc hết hạn, tất cả những điều này bạn đều cần trung thực với bác sĩ. .

    "Điều quan trọng là phải trung thực về loại thuốc bạn đang dùng vì phản ứng từ một số loại thuốc có thể đe dọa tính mạng. Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc chống trầm cảm hoặc kháng sinh nào, chúng có thể cản trở sự trao đổi chất của nhau và gây ra các biến chứng", bác sĩ Djavaherian nói.

    Tương tự với các loại vitamin, chất bổ sung và bất cứ thứ gì bạn có thể mua không cần kê đơn tại hiệu thuốc. Nhiều khi, thuốc không kê đơn được quy định khác với những thuốc được kê cho bạn.

    Bác sĩ Geraci nói: “Thuốc, thảo dược, vitamin và chất bổ sung mà bạn dùng phải luôn được tiết lộ cho bác sĩ của bạn. Luôn có khả năng xảy ra tương tác giữa thuốc bác sĩ định kê đơn cho bạn và thứ mà bạn đang dùng."

    7. Thói quen hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 8

    Có thể bạn chỉ uống rượu vào cuối tuần hoặc bạn hút thuốc không thường xuyên hoặc có thể bạn sử dụng thuốc kích thích nhưng bạn sợ bác sĩ sẽ có cái nhìn không tốt về bạn nếu bạn có những điều đó. 

    Nói dối về việc sử dụng chất kích thích ngay cả khi bạn thực sự hiếm khi uống rượu, hút thuốc hoặc dùng ma túy không phải là một ý kiến hay. Theo WebMD, chỉ có 1/6 bệnh nhân có đề cập rằng họ uống rượu khi được hỏi.

    "Có những rủi ro liên quan đến thói quen của bạn và những rủi ro đó cần được tính đến khi kê đơn thuốc mới hoặc khi đưa ra lời khuyên và biện pháp khắc phục cho các bệnh hiện tại", bác sĩ Geraci chia sẻ.

    Nếu bạn che giấu hoặc che đậy thói quen của mình, bạn có thể góp phần vào việc làm nặng thêm các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Bác sĩ Djavaherian cũng nói thêm: "Khi bác sĩ đánh giá bệnh nhân, họ sẽ xem xét các dấu hiệu quan trọng và các triệu chứng khác của họ. Rượu, ma túy và thuốc lá có thể ảnh hưởng đến các dấu hiệu quan trọng của bạn, chẳng hạn như nhịp tim, cũng như làm tăng các triệu chứng nhất định như ngứa ran ở đầu ngón tay. Nếu bệnh nhân thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng rượu, thuốc lá hoặc ma túy của họ, họ sẽ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường và biết nó có phải do những thói quen này hay không."

    8. Nói dối về việc tập thể dục

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 9

    Hầu hết chúng ta đều biết thường xuyên tập thể dục có lợi cho sức khỏe nhưng nếu bạn không có thời gian để tập thể dục hoặc đơn giản là ghét điều đó, bạn cũng không nên nói dối bác sĩ.

    Bác sĩ Geraci cho biết: “Mức độ tập thể dục và hoạt động của bạn có thể là một dự báo tốt hơn về sức khỏe trong tương lai của bạn chứ không chỉ đơn giản về kích thước hoặc ngoại hình của bạn”.

    Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra một thói quen tập luyện phù hợp với lối sống của bạn và một thói quen mà bạn thực sự yêu thích.

    9. Đừng nói dối nếu bạn không tuân theo yêu cầu của bác sĩ

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 10

    Bác sĩ Djavaherian giải thích: Nếu bạn được hướng dẫn cụ thể trước ca phẫu thuật hay thủ thuật, bạn nên tuân theo và nếu không tuân theo được, hãy nói thực với bác sĩ. 

    Thông thường, nhiều bác sĩ gây mê sẽ hủy bỏ cuộc phẫu thuật của bạn nếu bạn chưa nhịn ăn trước đó. Lý do là nếu bạn dùng thuốc an thần khi bụng no, bạn sẽ có nguy cơ bị nôn cao hơn và có thể bị sặc. dẫn đến những biến chứng."

    Nói sự thật là rất quan trọng, ngay cả khi nó có nghĩa là bạn sẽ phải lùi lịch hẹn lại nhưng tốt hơn hết là bạn nên thận trọng khi liên quan đến sức khỏe của mình.

    10. Thói quen vệ sinh răng miệng

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 11

    Bạn có thể nghĩ rằng mình có thể nói dối về tần suất đánh răng nếu bạn không gặp bác sĩ nha khoa nhưng thực tế, bạn không nên làm điều đó.

    Bác sĩ Geraci cho biết: “Việc nói những lời nói dối nhỏ nhặt với nha sĩ là rất phổ biến, nhưng dù bạn tin hay không thì sức khỏe răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của sức khỏe, bao gồm bệnh tim, mang thai và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, hãy trung thực về những thói quen xấu và chấp nhận những lời khuyên mà bạn sắp nhận được. Không thành thật khiến bạn có nhiều khả năng phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực về sức khỏe răng miệng và rộng hơn."

    11. Đừng nói dối nếu bạn không hiểu những gì bác sĩ nói

    11 điều bạn tuyệt đối đừng nói dối bác sĩ nếu không sẽ nhận hậu quả khó lường - 12

    Đôi khi bác sĩ dù giải thích rất cẩn thận nhưng bạn vẫn không hiểu, đừng ngại hỏi lại và đừng cố tỏ vẻ mình hiểu vấn đề. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu những lời khuyên mà bác sĩ đang đưa ra và yêu cầu giải thích rõ hơn về các hướng dẫn nếu bạn chưa hiểu. 

    Bác sĩ Geraci nói: “Bệnh nhân thường ngại đặt những câu hỏi tiếp theo hoặc làm rõ một điểm mà họ không hiểu vì họ muốn tôn trọng thời gian của bác sĩ. Nhưng việc hiểu rõ những gì bác sĩ nói thực sự cần thiết cho sức khỏe của họ để họ không bỏ lỡ một điểm quan trọng để xử lý vấn đề mà họ đang gặp phải."



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Marian College Vùng: Sunshine West. Phone: 9363 1711
Xem thêm

Truờng trung học tại trung tâm Sunshine có nhiều học sinh gốc Việt theo học và thành công nhất


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/11-dieu-ban-tuyet-doi-dung-noi-doi-bac-si-neu-khong-se-nhan-hau-qua-kho-luong-c131a451243.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ