Vụ bán sân bay Sydney 'qua cửa' ACCC

13:00' 10-12-2021
Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) ngày 9/12 đã có thông báo đầu tiên liên quan đến thương vụ bán sân bay Sydney trị giá 23,6 tỷ AUD (17 tỷ USD) cho nhóm các nhà đầu tư hiện đang sở hữu một lượng lớn cổ phần của các sân bay chính tại Australia.


    Vu ban san bay Sydney 'qua cua' co quan giam sat canh tranh Australia hinh anh 1

    (Nguồn: Reuters)

    Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ACCC cho rằng có rất ít sự cạnh tranh giữa các sân bay trong nước. Điều này có nghĩa là nhóm các nhà đầu tư mua lại sân bay Sydney, dẫn đầu là tập đoàn IFM Investors, đã được “bật đèn xanh” để thông qua thương vụ thâu tóm cơ sở hạ tầng hàng không lớn nhất Australia.

    Chủ tịch ACCC Rod Sims nhận định việc bán sân bay Sydney cho thương vụ của IFM Investors không có khả năng làm giảm đáng kể sự cạnh tranh trong một thị trường vốn đã có rất ít cạnh tranh từ trước đến nay.

    Ông Sims cho biết các sân bay của Australia như sân bay Sydney có tính chất độc quyền tự nhiên, với sức mạnh thị trường đáng kể và không có quy định về giá cả. Yếu tố tiềm năng tạo ra sự cạnh tranh giữa các sân bay là về dịch vụ hàng không, chẳng hạn như khi một hãng hàng không quốc tế cố gắng đảm bảo có được vị trí hạ cánh tại Australia hoặc khi các sân bay nằm gần nhau. Nhưng điều tra của ACCC cho thấy việc sức cạnh tranh do thay đổi đơn vị quản lý tại các sân bay của Australia sẽ không có gì biến động đáng kể.

    Thông báo của ACCC đã khiến giá cố phiếu của sân bay Sydney tăng 23 xu (tương đương 2,7%) lên giao dịch ở mức 8,58 AUD (6,04 USD) mỗi cổ phiếu) vào sáng ngày 9/12 trên sàn giao dịch chứng khoán Australia (ASX).

    Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2020, nhưng vẫn thấp hơn 0,17 xu so với giá chốt bán cổ phần cho nhóm các nhà đầu tư của Hội đồng quản trị công ty Southern Cross Airports Corporation Holdings Ltd, nhà quản lý sân bay Sydney.

    IFM và Global Infrastructure Partners (GIP) có trụ sở tại New York sẽ là hai chủ sở hữu lớn nhất của sân bay Sydney. Quỹ Cơ sở hạ tầng Australia của IFM và Quỹ Cơ sở hạ tầng Toàn cầu của GIP sẽ nắm giữ 18% cổ phần mỗi quỹ, trong khi GIP sẽ sở hữu hơn 20% cổ phần khác. Số còn lại sẽ thuộc về các nhà đầu tư từ cả Australia và nước ngoài.

    Do nhóm đầu tư không cung cấp chi tiết chính xác về cổ phần sở hữu được đề xuất của họ, điều này sẽ dẫn đến việc có thể một phần lớn sân bay được nắm giữ trong các quỹ ở nước ngoài.

    Theo luật pháp Australia, ít nhất 51% cổ phần tại sân bay phải thuộc các tổ chức và doanh nghiệp Australia. Do đó, việc đề xuất tiếp quản sân bay Sydney sẽ vẫn cần sự chấp thuận của Ban Đánh giá Đầu tư nước ngoài, do Ngoại trưởng Australia chủ trì. Trước đó, đề xuất cũng đã được các cơ quan quản lý sáp nhập của Liên minh châu Âu (EU) chấp thuận.

    Thông tin từ Hội đồng quản trị công ty Southern Cross Airports Corporation Holdings Ltd cho biết, một cuộc bỏ phiếu về việc tiếp quản sân bay Sydney dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu tháng 2/2022.

    Việc tiếp quản, diễn ra thông qua một kế hoạch sắp xếp, sẽ chỉ thành công nếu có sự chấp thuận của ít nhất 75% tổng số phiếu bầu và hơn 50% số nhà đầu tư tham gia bỏ phiếu.

    Sân bay Sydney, cửa ngõ chính vào Australia, đã phải vất vả "chống chọi" với dịch COVID-19 trong gần hai năm qua.

    Trước dịch COVID-19, khoảng 4 triệu khách quá cảnh sân bay Sydney mỗi tháng. Nhưng đến thời điểm hiện nay, con số này đã sụt giảm hơn 90% do hầu hết các chuyến bay đều bị tạm dừng và Chính phủ Australia đã ra lệnh đóng cửa biên giới quốc tế từ tháng 3/2020./.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Robot Building Supplies Vùng: Notting Hill. Phone: 9538 1700
Xem thêm

chuyên các mặt hàng, mefal roof Sheefs 0.47, ms flat bar 6m, falvinised sleeper channel


Article sourced from VIETNAMPLUS.

Original source can be found here: http://www.vietnamplus.vn/vu-ban-san-bay-sydney-qua-cua-co-quan-giam-sat-canh-tranh-australia/758822.vnp


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ