Uống cà phê giúp kéo dài tuổi thọ?
Ảnh minh họa
Theo kết quả một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, những người uống khoảng 3 cốc cà phê mỗi ngày sẽ sống thọ hơn những người không uống cà phê.
Những người nghiện cà phê giờ có thể an tâm tiếp tục niềm đam mê đối với thứ đồ uống kích thích này. Bởi cà phê – một loại đồ uống kỳ diệu, vị cứu tinh của bạn mỗi buổi sáng buồn ngủ, giờ còn có khả năng kéo dài tuổi thọ.
Sau nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của cà phê đối với sức khỏe con người, mới đây, các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư (IARC) và trường Đại học Hoàng gia London, Anh vừa chỉ ra rằng uống nhiều cà phê có thể giúp giảm nguy cơ tử vong, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh tiêu hóa và các bệnh về máu.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên thói quen uống cà phê của 520.000 người tại 10 nước châu Âu, với độ tuổi trung bình là 16. Theo đó, những người uống ít nhất 3 cốc cà phê mỗi ngày có nguy cơ tử vong thấp hơn 18% so với những người không uống. Con số này ở phụ nữ là 7%.
Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra loại cà phê nào tốt nhất và cả nguyên nhân tại sao cà phê lại giúp làm giảm nguy cơ tử vong.
bất chấp những tranh cãi về cả lợi ích và tác hại về cà phê, đây vẫn là một trong những thức uống được ưa chuộng nhất trên thế giới khi ước tính có 2,25 tỷ cốc cà phê được tiêu thụ mỗi ngày.
Tuy nhiên, sẽ là nguy hiểm nếu bạn uống quá nhiều loại đồ uống có chứa chất kích thích này khi nó đã được cho là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý đối với các trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Cách uống cà phê giúp kéo dài tuổi thọ
Cà phê là thức uống lành mạnh tốt cho sức khỏe.
Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức cuộc họp và tuyên bố, uống cà phê thường xuyên có thể giúp bạn phòng ngừa ít nhất 2 bệnh ung thư, là ung thư tử cung và ung thư gan. Và không có đủ bằng chứng cho thấy, uống cà phê có thể gây ung thư.
Uống cà phê giúp bạn kéo dài tuổi thọ.
Tờ “The New York Times” đưa tin, báo cáo lần này của WHO đã bác bỏ báo cáo của một nghiên cứu trước đây, tức năm 1991, Tổ chức IARC trực thuộc WHO tuyên bố, uống cà phê có thể gây ung thư bàng quang. Sau đó rất nhiều nghiên cứu lại phát hiện, uống cà phê thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2, bệnh thần Kinh và một số bệnh ung thư khác.
Trong báo cáo mới đây được WHO công bố, các chuyên gia cũng xác nhận một nguy cơ khác do thói quen uống cà phê và uống trà, tức uống đồ uống “rất nóng” có thể gây ung thư, bệnh ung thư thực quản có liên quan đến thói quen uống đồ uống rất nóng.
Hầu hết cơ sở khẳng định cà phê tốt cho sức khỏe xuất phát từ nghiên cứu dịch tễ học, điều này không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả, nhưng thời gian gần đây, một số kết quả nghiên cứu uống cà phê tốt cho sức khỏe đã khiến rất nhiều tổ chức y tế cũng phải thừa nhận, cà phê là một thức uống lành mạnh.
Uống 3 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn sống lâu hơn
Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Annals of Internal Medicine cho thấy, một tách cà phê có thể kéo dài tuổi thọ của con người – ngay cả khi nó không được khử caffein.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư và ĐH Hoàng gia London, uống nhiều cà phê có liên quan đến nguy cơ tử vong thấp hơn. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ những người khỏe mạnh trên 35 tuổi tại 10 nước EU.
Giáo sư David Spiegelhalter, ĐH Cambridge cho biết, nếu đưa ra con số thì mỗi ngày uống thêm một tách cà phê sẽ kéo dài cuộc đời một người đàn ông khoảng 3 tháng và một phụ nữ khoảng 1 tháng.
Tuy nhiên, nghiên cứu không tính đến mọi yếu tố về lợi ích uống cà phê. Cũng có thể, những người uống 3 tách cà phê/ngày đã dành nhiều thời gian hơn cho giao tiếp xã hội và điều đó làm tăng sự hài lòng cuộc sống và tuổi thọ của họ.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho thấy uống nhiều cà phê có liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng cao hơn ở phụ nữ. Nghiên cứu cũng không tính đến những người mắc bệnh tiểu đường, đau tim hoặc từng đột quỵ.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2667103