Trước khi qua đời, nhạc sĩ Phú Quang phải chống chọi với căn bệnh vô vàn biến chứng nguy hiểm

10:00' 09-12-2021
Dưới đây, các chuyên gia chia sẻ về căn bệnh mà nhạc sĩ Phú Quang mắc trong 30 năm, căn bệnh tưởng chừng rất bình thường nhưng có quá nhiều biến chứng nguy hiểm.


    Sáng 8/12, cả showbiz bàng hoàng khi nhận tin nhạc sĩ Phú Quang (nổi tiếng qua những ca khúc: Em Ơi Hà Nội Phố; Hà Nội Ngày Trở Về; Biển, Nỗi Nhớ Và Em...) qua đời sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật.

    Được biết, nhạc sĩ Phú Quang đã bị tiểu đường 30 năm nay. Cứ mấy tháng, ông phải vào viện điều trị một lần. Năm 2020, ông từng nhập viện dài ngày trong tình trạng nguy kịch do biến chứng của căn bệnh này. Gần 2 năm trước, nhạc sĩ phải cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, sau đó được chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Việt Xô.

    Tháng 5 vừa qua, một lần nữa nhạc sĩ phải nhập viện do biến chứng của bệnh tiểu đường. Lần này, ông phải nằm trong phòng vô trùng và phải dùng máy thở.

    Tiểu đường hay còn gọi bệnh đái tháo đường là tình trạng dư thừa lượng đường trong máu. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa mà rất nhiều người đang mắc.

    Nhạc sĩ Phú Quang qua đời: 30 năm chống chọi với căn bệnh vô vàn biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1.

    Nhạc sĩ Phú Quang từng nhập viện nhiều lần do biến chứng tiểu đường trước khi qua đời.

    Theo PGS.TS Vũ Bích Nga, Trưởng khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi chuyển biến nặng. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ mắc những biến chứng vô cùng nguy hiểm ở tim, mạch, thận, hệ thần kinh, thị giác và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    Biến chứng ở tim mạch gồm cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu gây di chứng liệt hoặc tử vong.

    Với biến chứng thận, bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nuôi thận khiến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Theo thống kê, bệnh nhân tiểu đường dễ mắc các bệnh về thận hơn những người bình thường.

    Tổn thương hệ thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường cũng rất phổ biến và thường xuất hiện sớm. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể bị tổn thương hệ thần kinh khắp cơ thể khi lượng đường trong máu quá cao, kèm theo đó là tình trạng huyết áp cao. Biểu hiện của biến chứng này là tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau đầu, sụp mi, liệt mặt… Tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa.

    Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Đường huyết cao liên tục cùng với huyết áp tăng và mỡ máu cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc.

    Đặc biệt, người bệnh tiểu đường còn đối diện nguy cơ nhiễm trùng bởi lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó tăng các nguy cơ nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu, sinh dục hoặc các vết loét lâu liền.

    Ngoài các biến chứng kể trên, đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương rất nhiều các cơ quan khác của cơ thể như xương, khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da.

    PGS.TS Vũ Bích Nga khuyến cáo, những người làm các công việc ít vận động như nhân viên văn phòng sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường.

    Nhạc sĩ Phú Quang qua đời: 30 năm chống chọi với căn bệnh vô vàn biến chứng nguy hiểm - Ảnh 2.

    Chạy bộ là phương pháp tốt và hiệu quả trong việc phòng tránh tiểu đường.

    Phòng tránh tiểu đường

    Để phòng ngừa căn bệnh này, PGS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mọi người phải cân đối chế độ dinh dưỡng, ăn sạch uống sạch, giữ cân nặng ở mức hợp lý. Theo bà, chỉ cần giảm được 5% số cân nặng (trung bình là 2 - 3 kg), cho dù là ở những người béo phì, cũng có thể giảm 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, hãy kiểm soát lượng tiêu thụ calo mỗi ngày và có chế độ ăn uống khoa học để có cơ thể khỏe mạnh.

    PGS.TS Vũ Bích Nga cho rằng việc đi bộ là vô cùng có lợi, không những có tác dụng giảm cân mà còn có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp để đi bộ là vào sáng sớm (trừ khi thời tiết lạnh).

    Ngoài ra, mỗi người nên có thói quen khám sức khỏe định kỳ và đi khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường để được tư vấn và điều trị kịp thời.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/nhac-si-phu-quang-qua-doi-30-nam-chong-choi-voi-can-benh-vo-van-bien-chung-nguy-hiem-20211208220617163.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ