Tiệc lửa trong đêm Giáng sinh

13:34' 25-12-2020
Trước thế kỷ XX, Giáng sinh ở phương Tây có mùi vị từa tựa Halloween. Mọi người thích tụ tập, kể chuyện ma trước bàn tiệc lửa màu lam rực cháy, đưa thẳng tay không vào ngọn lửa đang bốc cao mà... lấy đồ ăn.


    Người ta gọi "thú ăn" thách thức lòng can đảm này là Snapdragon. Trừ khi vượt qua được nỗi sợ bị lửa bỏng, còn không thì bạn không thể tham gia "tiệc lửa" này.

    Noel đáng sợ thời xưa

    Với thế giới phương Tây, Giáng sinh là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Đa phần các cộng đồng văn hóa ở đây theo đạo Kito, xem ngày này là đáng ghi nhớ nhất.

    Từ thời cổ đại, châu Âu đã ăn mừng lễ Giáng sinh. Tuy nhiên khác với bây giờ, Noel trước thế kỷ XX khá… đáng sợ. Vào ngày này, mọi người không tụ tập thành đám đông trước cây thông giăng đầy đèn điện và treo đồ trang trí rực rỡ. Trái lại, họ thường ở yên trong nhà, tập trung quanh lò sưởi.

    Ăn trong đĩa lửa: Thử thách rùng rợn nhất đêm Giáng sinh của người thời Victoria, nhìn qua đảm bảo không ai dám làm - Ảnh 1.

    Trước khi điện năng chào đời và phổ biến vào cuối thế kỷ XIX, lửa là ánh sáng của màn đêm. Ngày lễ Noel thường rơi vào thời điểm lạnh nhất trong năm. Nó không thích hợp cho việc ra ngoài vui chơi, nhưng cực kỳ hấp dẫn với việc quây quần bên lò sưởi.

    Đêm Noel, người phương Tây thuở xưa đốt lửa trong nhà, khơi than hồng tìm hơi ấm. Thay vì tung tăng dạo chơi, họ tụ tập… kể chuyện ma. Và thay vì tiệc tùng náo nhiệt, người ta mở "bàn tiệc kinh dị" với thử thách "đĩa lửa màu xanh" trong phòng tối: Snapdragon.

    Thử thách kinh dị nhất

    Snapdragon từng là trò chơi Giáng sinh phổ biến nhất ở châu Âu. Khâu chuẩn bị của nó khá đơn giản, chỉ bao gồm đĩa kích thước lớn, các loại hạt, quả khô ăn được và rượu mạnh. Có điều, chơi Snapdragon thì không dễ chút nào.

    Để bắt đầu Snapdragon, những người tham gia cùng nhau tiến vào căn phòng tối om. Họ đặt chiếc đĩa khổ lớn ở vị trí trung tâm, trút các loại hạt vào và đổ rượu lên, sau đó châm lửa. Nồng độ cồn cao khiến đĩa hạt bốc cháy ngay lập tức, tỏa ánh sáng màu lam lập lòe. Trước "đĩa lửa" này, mọi người vào cuộc… kể chuyện ma.

    Trong lúc kể và nghe chuyện, người tham gia phải đưa tay qua ngọn lửa màu lam đang lập lòe, lấy hạt, quả khô đang cháy lên rồi bỏ thẳng vào miệng mà ăn. Nhìn từ bên ngoài, bữa tiệc này hệt một góc Halloween kinh dị.

    "Kẻ trước mặt bạn chẳng khác nào một con quỷ, thọc tay qua ngọn lửa, cướp thức ăn," - Richard Steele (Anh), nhà văn sống ở thế kỷ XVIII miêu tả. Ánh sáng màu lam của lửa cồn tối đa hóa bầu không khí quái dị, biến Snapdragon thành trò chơi cần "thần kinh thép". Không ít người đã phải bỏ cuộc giữa chừng, lao ra khỏi phòng với khuôn mặt tái mét, thà chịu tiếng "kẻ chết nhát" còn hơn tiếp tục cuộc chơi.

    Không quá nguy hiểm như bạn tưởng

    Theo ghi chép của Anh, nguồn gốc Snapdragon vẫn còn là một bí ẩn. Người ta chỉ biết, nó được chơi từ thời Elizabeth (1558 - 1603). Nhà văn đầu tiên miêu tả Snapdragon có lẽ là William Shakespeare (1564 - 1616). Sau ông, nhiều tác giả phương Tây đã tỏ ra hứng thú, đưa Snapdragon vào văn chương. Nửa đầu thế kỷ XX, một số văn gia châu Âu vẫn đánh giá: Snapdragon là "game lành mạnh" nhất để vượt qua đêm đông Noel buốt rét.

    Thế kỷ XVI, người Đức mở màn truyền thống dựng cây thông Noel vào đêm Giáng sinh. Dần dà, hoạt động đặc trưng này của họ được châu Âu yêu thích và làm theo. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, với sự ra đời và phổ biến của điện, cây thông rực rỡ ánh đèn và đồ trang trí "soán ngôi" Snapdragon.

    Ăn trong đĩa lửa: Thử thách rùng rợn nhất đêm Giáng sinh của người thời Victoria, nhìn qua đảm bảo không ai dám làm - Ảnh 3.

    Bước sang thế kỷ XX, Snapdragon ngày càng tàn lụi, cuối cùng biến mất. Ngày nay, nó không còn chút dấu vết nào trong các trò vui lễ Giáng sinh. Nguyên nhân là vì, Snapdragon trông quá nguy hiểm và đáng sợ. Dù vậy, trò chơi đã biến mất này vẫn khiến nhà báo Anne Ewbank (Anh) không khỏi hiếu kỳ. Cô rủ rê một nhóm phóng viên của tòa soạn Atlas Obscura, thử Snapdragon.

    "Tất cả chúng tôi đều do dự, không dám thò tay ngay vào ngọn lửa," - Anne thừa nhận. Cô phải tiên phong "nhắm mắt đưa tay" trước, chộp nhanh một hạt hạnh nhân đang cháy xanh ra ngoài, bỏ tọt vào miệng. Theo ghi nhận của Anne, lửa Snapdragon tuy đáng sợ nhưng không gây nguy hiểm. Nó có khiến cô cảm thấy bỏng đến phải giật tay lại, nhưng đó chỉ là ảo giác. Bàn tay của Anne chỉ hơi đỏ lên một chút rồi bình thường trở lại luôn, không hề bị tổn thương.

    Họ liên hệ với một chuyên gia phòng cháy chữa cháy, Jack Cohen (Anh), tiến sĩ đã về hưu thì được biết: Ngọn lửa màu xanh của Snapdragon chỉ là một kiểu phát quang hóa học. Nó nóng cao nhất là bằng ½ nhiệt độ của lửa nến. Các món hạt, quả khô cũng dẫn nhiệt cực kém, nên bị nguội đi rất nhanh. Vì thế, mọi người có thể chơi Snapdragon an toàn.

    Tuy nhiên, cần lưu ý nồng độ cồn trong rượu không vượt quá 50%.

    Tham khảo: Atlasobscura



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nha khoa, nha sĩ tại Melbourne?
Nha khoa Nhân Tâm Vùng: Quận 10. Phone: (84 28) 3957 0229
Xem thêm

Cấy ghép imlant, răng sứ thẩm mỹ, trám răng.


Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: https://kenh14.vn/an-trong-dia-lua-thu-thach-rung-ron-nhat-dem-giang-sinh-cua-nguoi-thoi-victoria-nhin-qua-dam-bao-khong-ai-dam-lam-20201224185102828.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ