Thói quen ngủ lăn lộn khắp giường là có lý do, ba mẹ không nên bỏ qua

07:00' 14-07-2021
Nhiều trẻ nhỏ khi ngủ thường rất quậy phá, chúng không thể nằm im một chỗ mà sẽ lăn lộn vòng quanh chiếc giường, có khi giãy giụa rồi đá vào người mẹ từng cú đau điếng, khi thì leo hẳn lên đầu của mẹ nằm... Tại sao lại như thế?


    Ai có con nhỏ cũng hiểu rằng công việc chăm sóc con vào ban ngày đã tiêu hao của mẹ rất nhiều năng lượng. Thế nhưng vào ban đêm, việc mẹ có một giấc ngủ thật ngon là chuyện còn khó khăn hơn.

    Nhiều trẻ nhỏ khi ngủ thường rất "quậy phá". Chúng không thể nằm im một chỗ mà sẽ lăn lộn vòng quanh chiếc giường, có khi giãy giụa rồi đá vào người mẹ từng cú đau điếng, khi thì lộn hẳn lên đầu của mẹ nằm... Tại sao lại như thế?

    Trẻ nhỏ khi ngủ hay lăn lộn khắp giường có thể liên quan đến 4 nguyên nhân sau, bố mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 1.

    Việc trẻ hoạt động tay chân liên tục, lăn lộn trên giường khi ngủ phần lớn không phải là do bệnh lý mà có liên quan đến 4 nguyên nhân sau đây:

    1. Trẻ bị phấn khích trước khi ngủ

    Một số phụ huynh thường đùa giỡn với con trước khi ngủ mà không biết rằng đó là khoảng thời gian bé cần được thư giãn tinh thần để có được một giấc ngủ ngon. Khi trẻ chìm vào giấc ngủ trong trạng thái tinh thần vẫn còn hưng phấn thì trẻ thường sẽ lăn lộn nhiều hơn.

    Việc ăn quá no ngay trước giờ ngủ cũng khiến cho dạ dày của trẻ phải hoạt động kéo dài dẫn đến tình trạng trẻ trằn trọc, ngủ không sâu, chân tay hoạt động liên tục.

    2. Môi trường xung quanh không thoải mái

    Các yếu tố môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ. Chẳng hạn như khi trẻ bị chói mắt, xung quanh nhiều tiếng ồn, nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp khiến cho trẻ cảm thấy không thoải mái, khó có được giấc ngủ ngon. Vì vậy, trẻ thường sẽ đạp tứ tung hoặc di chuyển khắp nơi để kiếm được vị trí thoải mái hơn.

    Trẻ nhỏ khi ngủ hay lăn lộn khắp giường có thể liên quan đến 4 nguyên nhân sau, bố mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 2.

    3. Giấc ngủ nông

    Nếu trẻ hay lăn lộn trong giấc ngủ nhưng không kèm theo biểu hiện khóc lóc, la hét, nóng sốt... có khả năng trẻ đang ở giai đoạn ngủ nông hoặc đang chuyển tiếp chu kỳ giấc ngủ. Bố mẹ nên bình tĩnh và không nên can thiệp vào giấc ngủ tự nhiên của con. 

    4. Sức khỏe của trẻ đang không tốt

    Khi trẻ gặp tình trạng sức khỏe không tốt hoặc khi bị ốm cũng làm cho trẻ ngủ không ngon giấc, thường xuyên trở mình. 

    Phải làm sao khi trẻ thường trở mình, lăn lộn khắp nơi trên giường?

    Nếu tình trạng sức khỏe của con không gặp vấn đề gì thì bố mẹ không cần lo lắng. Khi trẻ lớn hơn thì việc hoạt động thái quá khi ngủ của trẻ cũng sẽ giảm dần và tự hết.

    Trước giờ ngủ, tránh để con ăn quá no. Sau khi lên giường, bố mẹ nên cùng trẻ có các hoạt động nhẹ nhàng như kể chuyện, tâm sự, vừa là để cho con thư giãn tinh thần, vừa là để con có thể giải tỏa cảm xúc trong ngày, tăng cường kết nối tình cảm giữa phụ huynh và con cái.

    Điều quan trọng là bố mẹ nên chú ý tạo cho con môi trường ngủ thoải mái nhất. Hãy kiểm tra ánh sáng và nhiệt độ trong phòng, giảm tiếng ồn, đảm bảo chăn gối, giường nệm sạch sẽ trước khi đưa trẻ vào giường.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Bronwyn Halfpenny MP Vùng: Thomastown. Phone: 9401 2711
Xem thêm

Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/thoi-quen-ngu-lan-lon-khap-giuong-co-the-tiet-lo-mot-so-dieu-ve-the-trang-cua-con-bo-me-khong-nen-bo-qua-20210712015700963.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ