Queensland: Cóc khổng lồ được tìm thấy trong công viên quốc gia
16:00' 25-12-2023
Một con cóc khổng lồ, được đặt tên là “Toadzilla”, đã được tìm thấy ở Công viên Quốc gia Conway National Park ở vùng Whitsunday, phía bắc Queensland.
Supplied: Department of Environment and Science
Con động vật lưỡng cư được tìm thấy dài 25 cm và nặng 2,7 kg.
Theo Kỷ lục Guinness Thế giới, con cóc lớn nhất được biết đến là một con vật cưng tên là The Prince, nặng 2,65kg vào năm 1991.
Sau đó, sau khi được phát hiện, con vật này đã được đặt vào một thùng chứa và đưa khỏi tự nhiên.
Khi Kylee Gray, nhân viên kiểm lâm công viên, lần đầu tiên phát hiện ra con vật lưỡng cư khổng lồ này trong lúc đi tuần tra ở Queensland, bà đã không thể tin vào mắt mình.
“Tôi chưa bao giờ thấy con cóc to lớn như vậy”, bà nói. “Nó trông gần giống như một quả bóng có chân. Chúng tôi gọi nó là Toadzilla (cóc quái vật)”.
Supplied: Department of Environment and Science
Đội ngũ của bà đã nhanh chóng bắt được Toadzilla - được cho là một cá thể cái - và sau đó mang nó đi cân. Họ cho biết con cóc mía này rất nặng, nhưng rất ngạc nhiên khi thấy nó có thể lập kỷ lục thế giới mới.
“Chúng tôi tin rằng đó là một con cái do kích thước của nó. Bên cạnh đó, những con cóc mía cái lớn hơn con đực”, bà nói, Insider đưa tin.
Bà Gray cho biết con cóc khổng lồ này có khả năng trở nên to lớn nhờ chế độ ăn gồm côn trùng, bò sát và động vật có vú nhỏ. “Một con cóc mía có kích thước như vậy sẽ ăn bất cứ thứ gì nó có thể nhét vào miệng”, bà nói.
Ở Australia, cóc mía không gặp phải động vật săn mồi trong tự nhiên. Bà Gray không chắc Toadzilla bao nhiêu tuổi, khi loài này có thể sống tới 15 năm trong tự nhiên, nhưng tin rằng con vật này đã “sống lâu lắm rồi”.
Toadzilla sau đó được an tử, theo thông lệ ở Australia đối với loài gây hại, và sẽ được tặng cho Bảo tàng Queensland.
Cóc mía đến từ Nam và Trung Mỹ, song 2.400 cá thể đã được du nhập vào Australia năm 1935 để đối phó với bọ cánh cứng phá hoại cây mía của Queensland.
Kể từ đó, số lượng cóc mía đã bùng nổ lên tới khoảng 200 triệu con ở Australia và chúng bị chính phủ coi là loài gây hại.
Bạn đang tìm dịch vụ về Hội chợ Tết?
Hội chợ Tết St Albans 2024
Article sourced from news.com.au.