Phương thức ép kí của phụ nữ phương Tây
Giống như ở phương Đông, ngay từ thời Hy Lạp – Rôma, việc làm đẹp cũng được chú trọng và các phương thức làm giảm cân đã ra đời. Theo dòng thời gian, các chiêu thức này cũng trở nên đa dạng phong phú hơn, tuy nhiên vẫn có những phương pháp vô cùng kỳ quặc, cổ hủ, chưa kể đến việc gây hại cho sức khỏe mà nhiều người vẫn đâm đầu vào thực hiện.
Thuốc giảm cân chứa thạch tín
Ít ai biết các loại thuốc giảm cân được quảng cáo và thần thánh hoá ở hiện tại đã có nguồn gốc từ thế kỷ 19 - thời đại Victoria (1837-1901).
Trong những loại thuốc giảm cân đầu thế kỉ 19 đó thường chứa thạch tín, tên khoa học là asen. Nói một cách đơn giản, Asen được chế tác như một dạng chất kích thích dùng để làm thuốc chữa bệnh cho con người, ức chế vận chuyển glucose vào tế bào, giảm oxy hóa các acid béo, ức chế sản xuất glutathione. Thời bấy giờ, người ta trộn asen trắng với dấm cộng đá phấn như một món ăn giảm cân.
Mốt da trắng bệch như không còn một giọt máu nào là biểu tượng của cái đẹp xứ Tây thời đại Victoria.
Phụ nữ ăn vào có thể cải thiện vóc dáng cũng như cho một làn da xanh bợt thể hiện đẳng cấp quý tộc không phải lao động đồng áng, lam lũ. Song, thạch tín thực chất nếu dùng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc. tai nạn điển hình là ngộ độc kẹo gummy Bradford diễn ra vào năm 1858, gây ra cái chết của khoảng 20 người và làm khoảng 200 người khác bị bệnh.
Nuôi sán dây trong người
Nghe đến ăn thạch tín đã thấy sợ, nhưng đó chưa phải tất cả. Đầu thế kỷ 20, một cách giảm cân kỳ lạ khác cũng được lưu truyền đó là nuôi sán dây trong cơ thể. Đầu tiên, người muốn giảm cân sẽ nuốt một miếng thịt có chứa trứng sán dây. Loại ký sinh trùng này sẽ sinh sôi trong ruột và hút hết các chất dinh dưỡng khiến họ giảm cân một cách nhanh chóng. Khi đạt được trọng lượng mong muốn, người ăn kiêng sẽ sử dụng thuốc tẩy giun để giết chết và bài tiết sán dây ra khỏi cơ thể.
Về sau, người ta còn chế ra viên thuốc dạng nén chứa trứng sán để uống thay vì chọn cách ăn, nhưng chung quy cách nào cũng rùng rợn và gây hại.
Sự thực là sán dây có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột người, từ thực phẩm mà chúng ta ăn vào. Nhưng chúng không đơn giản là chỉ lấy đi những thứ dư thừa hay độc hại mà hút sạch cả những chất dinh dưỡng tối cần thiết để duy trì hoạt động của các cơ quan nội tạng.
Sán dây khi vào cơ thể sẽ cuộn quanh thành ruột và không ngừng phát triển, không ngừng dài ra tới tận 10 mét. Khi ký sinh ở những loài động vật lớn hơn, như bò chẳng hạn, chúng có thể đạt tới chiều dài 20 mét.
Vào những năm 1950s, các người mẫu, diễn viên ở Anh đã lăng xê mốt giảm cân này. Có tin đồn cho rằng nữ ca sĩ opera Maria Callas còn thử phương pháp ăn sán dây và đã giảm được 27kg.
Đeo đai corset
Bên cạnh đó, vẫn có những biện pháp giảm cân “hiền hòa" hơn đôi chút là đeo đai corset bằng cao su để tạo hình thành bụng. Vào thời đại Victoria, phụ nữ eo càng bé càng được nể trọng. Có những chiếc eo được siết nhỏ đến khó tin khi vòng eo chỉ đạt 38cm. Do o ép bằng đai nịt cao su đó dẫn đến phần nội tạng bị đảo lộn, phái nữ thường xuyên bị thiếu oxy và tuổi thọ của họ lúc bấy giờ không quá 40 tuổi.
Vòng eo "mực thước" xưa kia nhìn bằng mắt thường thì có vẻ đẹp nhưng lại là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của phái nữ.
Nhiều khi phái nữ phải có sự giúp sức từ người khác mới có thể siết chặt được chiếc đai.
Nhai nhưng không nuốt
Nhà phê bình văn học người Mỹ, Henry James và nhà văn người Do Thái, Franz Kafka vào thế kỷ trước cũng lăng xê mốt “nhai nhưng không nuốt" để giảm cân. Người ăn sẽ nhai thật kĩ thức ăn tới 30 lần sau đó nuốt hết phần nước và nhả bã ra. Cách giải thích lúc bấy giờ là mọi chất dinh dưỡng “bổ béo, tốt lành" đều nằm ở phần nước còn phần bã là không cần thiết và sẽ gây tăng cân nặng.
Chung quy, so với việc nuốt sán và ăn thạch tín của giới quý tộc phương Tây thì đeo đai corset hay ăn nhả bã vẫn được nhiều nơi áp dụng đến bây giờ. Riêng phương pháp đeo đai định hình vẫn còn vướng nhiều tranh cãi cho sức khỏe và khiến nhiều người còn chần chừ.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3063796