Phim ngắn khiến cha mẹ suy ngẫm: “Dạy con” hay chọn là “bạn thân của con”?
Câu chuyện "ở nhà cùng con" mùa giãn cách
Dịch Covid, nếu ba mẹ phải "làm việc tại nhà" thì con cái cũng phải "học tại nhà". Sự thay đổi về cách thức, điều kiện làm việc khiến cả những người lớn và trẻ nhỏ bối rối. Trách nhiệm của ba mẹ trong việc kèm cặp con học cũng vì đó mà lớn hơn. Nhiều ba mẹ trở thành "giáo viên bất đắc dĩ" của con. Đi kèm "vai trò mới" đó là những áp lực mới, bên cạnh áp lực tâm lý về "con nhà người ta" phổ biến xưa nay của nhiều ba mẹ Việt Nam, khiến cho việc học hành của con vô tình lại trở nên căng thẳng hơn.
Những câu nói cửa miệng tưởng chừng như bình thường với ba mẹ như "Vào mẹ kiểm tra bài tập!" hay "Sao mà theo kịp con nhà người ta?" lại tạo nên những áp lực vô hình đối với con trẻ.
Những buổi dạy con học "như đánh trận giả" của ba mẹ và cũng là những buổi học bài "ngập tràn nước mắt" với cậu bé Mon là hình ảnh quen thuộc với nhiều gia đình
Lời nhắn gửi trở thành "bạn thân của con" tới ba mẹ
Khi ba mẹ phải ôm đầu bất lực trong việc dạy Mon, khiến cậu bé Mon sợ phát khóc, người ông xuất hiện như một "vị cứu tinh" của cả gia đình. Người ông "không biết một chút gì về tiếng Anh" lại trở thành người giúp Mon học tiếng Anh tốt nhất. Đơn giản là vì ông không dạy tiếng Anh cho Mon, mà ông "học tiếng Anh cùng Mon". Ông là người lắng nghe những "trăn trở" rất hồn nhiên của Mon như "Sao mình lại phải học tiếng Anh hả ông, mình là người Việt Nam cơ mà". Ông là người gieo cho Mon ước mơ được đi nước ngoài, gặp siêu nhân. Ông là người động viên Mon học tiếng Anh cho giỏi để làm phiên dịch viên dẫn ông đi du lịch.
Thậm chí, ông trở thành "học sinh" để Mon được dịp thể hiện mình, hướng dẫn ông phát âm sao cho chuẩn. Cách đồng hành cùng Mon của ông rất đúng tâm lý của con trẻ, xuất phát từ tình yêu thương và tôn trọng con trẻ, khi ông ở vai một "người bạn", thay vì là "người lớn", là thầy cô giáo đơn thuần.
Người ông là "bạn thân" của cậu bé Mon 6 tuổi
Nhân vật ông trong phim đã giúp nhiều ba mẹ nhận ra rằng: Điều con cần không phải ba mẹ phải trở thành một người "giáo viên", mà là một người "bạn thân" - người có thể định hướng, truyền cảm hứng, lắng nghe, chia sẻ, đồng hành và khuyến khích con đạt được những mục tiêu phía trước.
Nhiều ba mẹ đồng cảm với các nhân vật và tự thôi thúc mình thay đổi để trở thành một người bạn thân của con.
Trở thành "bạn thân của con" cũng là thông điệp được chọn gửi tới ba mẹ trong phim ngắn cùng tên của thương hiệu Monkey Việt Nam. Xuất hiện trong những ngày cuối cùng của một năm đầy biến động và mất mát, phim ngắn để lại nhiều suy ngẫm cho các bậc làm cha làm mẹ.
Thông điệp trở thành "Bạn thân của con" gửi tới các ba mẹ trước thềm năm mới
Ra đời từ năm 2014, cho đến nay, Monkey đã đồng hành cùng hơn 10 triệu trẻ em và các gia đình không chỉ ở Việt Nam, mà tại 108 quốc gia trên thế giới trong việc học tiếng Anh. Bên cạnh các ứng dụng với phương pháp khoa học được chứng thực bởi nhiều giải thưởng lớn uy tín trên thế giới, Monkey còn chạm được đến trái tim của cộng đồng phụ huynh nhờ luôn đồng hành cùng ba mẹ trong việc giúp con học tiếng Anh, giúp ba mẹ tin tưởng rằng sự đồng hành của ba mẹ sẽ là yếu tố quan trọng nhất giúp con đạt hiệu quả học tiếng Anh tốt và thông điệp khuyến khích ba mẹ không chỉ trở thành người thầy tốt nhất mà còn là người bạn thân nhất của con.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/phim-ngan-khien-cha-me-suy-ngam-day-con-hay-chon-la-ban-than-cua-con-20220126180015863.chn