Yêu thương đúng cách để trẻ không đánh, mắng, bắt nạt em mình

21:00' 28-01-2022
Dạy trẻ biết yêu thương đúng cách sẽ giúp các con tạo lập mối quan hệ tốt hơn.


    Tôi rất hay thường nghe tiếng quát kiểu như "sao lại đánh em!". Có lẽ bạn sẽ hiểu tôi đang nói đến điều gì. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những đứa trẻ lớn hơn thường chọc ghẹo em, thậm chí đánh, cấu hay cắn em mình khi không có mặt bạn.

    Tranh cãi, đánh nhau giữa những đứa trẻ

    Bạn biết không? sự tranh cãi hay đánh nhau của những đứa trẻ trong gia đình là 1 phần của kết quả tiến hóa. Nó lưu trữ trong não bộ của mỗi đứa trẻ khi vừa sinh ra vì dù gì chúng ta cũng là 1 nhánh tiến hóa của động vật bậc cao. Tuy nhiên, khác động vật, xã hội con người bắt đầu phân tầng sâu sắc các mối quan hệ và yêu thương. Điều này đã làm một phần của tự nhiên "tạm ngủ yên". Giai đoạn nhỏ là 1 giai đoạn quan trọng, vì bản chất hoang dã của "con hổ" nhỏ vẫn bộc lộ, nó rất nhạy cảm với môi trường nuôi dưỡng ở giai đoạn này để đến 1 trong 2 quyết định là "ngủ yên" hay là "thức dậy".

    Một điều thú vị rằng, chính cách giáo dục trong gia đình (từ chính cha và mẹ) là quyết định trong việc làm "con hổ nhỏ ngủ yên" mãi mãi trong tình yêu thương.

    Rất nhiều cha mẹ dạy sai, tạo sự chia rẽ ở con trẻ

    Mỗi đứa trẻ đều sinh ra có 1 con hổ nhỏ gọi là "ích kỷ". Điều này chỉ để chúng đảm bảo có được sự yêu thương, chăm sóc để phát triển. Bằng chứng khoa học đã đồng ý rằng: cách đáp ứng của cha mẹ trong gia đình là rất quan trọng và quyết định liệu "con hổ nhỏ" này thức dậy hay sẽ ngủ yên.

    Dẫu rằng đứa nào chúng ta cũng đều yêu thương bằng nhau, nhưng đôi lúc cách dạy, cách ứng xử của chúng ta lại tạo sự chia rẽ giữa chúng. Đặc biệt nó thường đến từ các vấn đề cơ bản của cuộc sống như ngủ, chơi, ăn, yêu thương.

    Đây là một số ví dụ về cách ứng xử "tạo sự chia rẽ".

    1. Ăn: Bạn có thể nói gì đó tương tự như: "Tin ăn ngoan không, chả khóc gì, Chị Na ăn hư quá".

    2. Ngủ: "Ngủ đi chứ, lăn lộn hoài để em ngủ nữa chứ". Người mẹ vô tình lấy đứa em làm lí do để bắt đứa lớn hơn ngủ. Vô tình đưa lợi ích của đứa này làm điều kiện cho bất lợi của đứa khác.

    3. Chơi: Người bà vỗ về đứa nhỏ "Ngoan ngoan nào!" và quát đứa lớn "Na đưa con gấu cho em!" dù đó là đến lượt chơi của chị Na.

    4. Yêu thương: Những câu nói đùa vô hại, nhưng là chia rẽ lớn tình yêu thương. Ví dụ, "ngoan ngoan mẹ thương, mẹ thương con hơn chị Na nhé". Hoặc người bà thường hay nói đùa "mẹ mày đâu? thế nó bỏ rơi mày rồi, lại đây với bà này!".

    Các câu nói đùa trên không hề có ác ý gì cả, nhưng tâm hồn trẻ con nghĩ nhiều hơn chúng ta tưởng. Có 1 lần tôi về Việt Nam chơi, mẹ tôi cho trái mít chưa chín và bảo để nó dưới nắng để nhanh chín. Không biết đứng ở đâu mà đứa cháu nhỏ tôi nghe được câu chuyện. Thế là đứa cháu gái nhỏ 5 tuổi của tôi hì hục buổi trưa di chuyển trái mít theo ánh nắng chiếu trên sân. Trẻ con trong tuổi học và hiểu, nó hiểu nhiều chiều hơn cách hiểu của chúng ta. Hãy thận trọng đưa ra sự so sánh, điều kiện lợi ích, bên nặng bên khinh,... Đến lúc bạn nhận ra hậu quả thì có thể đã muộn màng.

    Tại sao bé lớn hay đánh, mắng, bắt nạt em mình, biết lý do bố mẹ sẽ không ngừng hối hận - Ảnh 2.

    Hãy đối xử công bằng với các con. Ảnh minh họa.

    Hãy dạy con yêu thương và hợp tác

    TS. Feinberg, ĐH Bang Penn, Mỹ từng nói rằng: cách làm giảm các xung đột xảy ra giữa những con hổ nhỏ là hãy dạy chúng hợp tác cùng nhau trong vui chơi, giải quyết vấn đề, quan trọng là giải quyết xung đột xảy ra phải công bằng và lắng nghe trẻ, cho chúng nhận xét lỗi sai - đúng của bé còn lại.

    Khi hợp tác vui chơi cùng nhau hoặc vì 1 kết quả chung, những con hổ nhỏ sẽ tự biến mất, nhường chỗ cho tinh thần hợp tác và đối mặt với thử thách. Ví dụ 2 bé có thể cùng chơi 1 trò chơi quy định luật chơi, phạt - thưởng công bằng dù ai lớn ai nhỏ.

    Xếp hình puzzle cùng nhau là hoạt động có thể khuyến khích cho các bé 3-6 tuổi. Trẻ cần thống nhất để đưa ra vị trí đặt vào. Để dạy chúng thống nhất, hãy để chúng tự tranh luận vị trí và không có can thiệp của bạn. Nếu không thống nhất, hãy để mỗi đứa xếp vào theo ý thích để trẻ nhận ra sai lầm. Khi đứa nào nhận ra sai, thì hãy tự gỡ ra và đưa đứa khác.

    Khi gặp các vấn đề về ăn, uống, ngủ, nghỉ như ví dụ trên, trẻ lớn thường làm ồn bé nhỏ ngủ là tình huống tôi hay gặp. Cha mẹ được khuyên là đặt bé lớn ra khỏi nơi bé nhỏ ngủ vì lí do giường là để ngủ, chứ không để chơi. Lí do bạn đưa ra phải là sự thật, không phải để đem lại lợi ích cho ai. Hoặc cũng có thể cho bé lớn biết đây là giờ ngủ, cả em lẫn cha mẹ cần ngủ, và con cũng phải ngủ để có sức khỏe đi học ngày mai. Bên cạnh đó, bố mẹ nên đưa ra luật ngủ của gia đình - hãy tạo luật ngủ sớm nhất có thể khi trẻ bước sang 1 tuổi để trẻ hiểu ban ngày là chơi, ban đêm là ngủ.

    Cách chúng ta cho trẻ lí do đúng và tránh mang "lợi ích" hay "đe dọa" là cách tiếp cận nên làm vì trẻ tự biết đánh giá nó và sẽ ngoan hơn.

    Vài nét về tác giả:

    Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn là chuyên gia tư vấn về y học bộ gen, hiện là Ủy Viên Cấp Cao tại Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT) kiêm Phó Tổng Biên Tập tạp chí Harvard Public Health Review tại Đại học Harvard.

    Anh Nguyễn là diễn giả khách mời (keynote speaker) cho nhiều hội thảo khoa học lớn tại Anh và Châu Âu. Những công trình nghiên cứu của ông tập trung giải thích các khái niệm sâu sắc về dinh dưỡng cá nhân hóa dựa trên bộ gen mỗi người cũng như y học lối sống trong sự khác biệt giữa người châu Âu và châu Á tại Vương quốc Anh.

    Ngoài ra, bác sĩ còn nhận được nhiều sự yêu mến của các bậc phụ huynh trong lĩnh vực nuôi dạy con cái và đồng hành cùng con trên hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy gian nan này.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Williamstown High School Vùng: Williamstown. Phone: 9393 9039
Xem thêm

Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.


Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/tai-sao-be-lon-hay-danh-mang-bat-nat-em-minh-biet-ly-do-bo-me-se-khong-ngung-hoi-han-20220122135803093.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ