Nơi có 15.000 biệt thự xa bị hoa bỏ hoang tại Ấn Độ
Cách Chennai, bang Tamil Nadu khoảng 400 km về phía nam là khu vực biệt lập Chettinad. Nơi đây có khí hậu khô cằn với diện tích khoảng 1.560 km2. Trên đường đến Chettinad, du khách sẽ đi qua một khung cảnh nông thôn Ấn Độ với những cánh đồng, ngôi làng và tòa nhà bê tông nhỏ. Ảnh: Gamma-Rapho. |
Khi đến nơi, bạn sẽ thấy 15.000 biệt thự ở những điều kiện khác nhau dọc theo những con phố vắng vẻ. Một số người vẫn còn sinh sống ở đây nhưng hầu hết biệt thự đang trong tình trạng mục nát. Ảnh: Arun Sankar. |
Những biệt thự này được xây dựng bởi Nattukottai Chettiars, một gia tộc đã chuyển đến khu vực này hàng trăm năm trước sau khi một cơn sóng thần phá hủy ngôi nhà ven biển ban đầu của họ. Vào những năm 1600, họ giao dịch đá quý và muối. Sau đó, họ làm chủ ngân hàng, kiếm được nhiều tiền và dành thời gian xây dựng các biệt thự, bắt đầu từ năm 1850 và kết thúc vào khoảng Thế chiến 2. Ảnh: LightRocket. |
Biệt thự có diện tích trung bình khoảng 3.700-4.600 m2 và có ít nhất 50 phòng. Một số biệt thự có sân rộng rãi. Ảnh: Arun Sankar. |
Những người trong gia tộc không tiếc chi phí cho phụ kiện. Họ đã cho vận chuyển gỗ teak từ Myanmar và gạch tráng men từ Birmingham (Anh). Họ cũng mua đồng hồ lâu đời từ Thụy Sĩ, gương có khung gỗ gụ từ Bỉ và đèn chùm rộng tới 3 m từ Venice (Italy). Ảnh: IndiaPictures. |
Theo Bernard Dragon, kiến trúc sư đã khôi phục một số biệt thự. Vào thời điểm đó có một cuộc cạnh tranh giữa các thành viên trong gia tộc Chettiars để tạo ra tòa nhà đẹp nhất. Ảnh: IndiaPictures. |
Khác với ngoại thất xa hoa, nội thất bên trong biệt thự theo hướng truyền thống hơn. Sau khi bước vào cổng trước, một biệt thự chính được nâng lên một chút và có mái che. Đây là nơi dùng để kinh doanh, buôn bán. Ảnh: Arun Sankar. |
Những gia đình tổ chức các nghi lễ bên sân trong. Không giống như các biệt thự phương Tây, đồ nội thất được bài trí rất ít để tạo sự thoải mái. Ảnh: IndiaPictures. |
Mặc dù có nhiều phòng và không gian, họ có rất ít sự riêng tư. Theo truyền thống, các gia đình ngủ cùng nhau, thay khăn trải giường mỗi đêm. Ảnh: IndiaPictures. |
Vào những năm 1930, xu hướng quốc tế là trang trí nghệ thuật trở nên phổ biến. Họ đã sử dụng phong cách ấy cho Chettinad. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi ở Thế chiến 2 khi khu vực này bị người Nhật chiếm đóng và nhiều người đã bỏ lại biệt thự và sự xa hoa của họ. Ảnh: Arun Sankar. |
Mọi thứ cũng không được cải thiện sau chiến tranh. Trên khắp Ấn Độ, các phong trào độc lập gia tăng và chính phủ thực hiện các chính sách mới hạn chế ngoại thương. Chẳng mấy chốc, các biệt thự đã bị bỏ hoang và trở nên tồi tàn, đổ nát. Một số biệt thự đã bị phá hủy hoàn toàn bởi những kẻ phá hoại, những người đã thu lợi từ các đồ trang trí đắt tiền. Ảnh: LightRocket. |
Một số gia đình vẫn ở trong những căn biệt thự ban đầu. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo, nhiều gia đình đã phải vật lộn hoặc tranh chấp về chi phí bảo trì. Ảnh: LightRocket. |
Những căn biệt thự giờ đây có thể so sánh với các lâu đài của nước Anh. Chúng không còn giá trị nhưng vẫn là một biểu tượng quan trọng của quá khứ. Tờ New York Times mô tả chúng là "biểu tượng sức mạnh đáng kinh ngạc, chi phí đáng lo ngại và sự gắn bó tình cảm". Ảnh: Corbis. |
Hầu hết chủ sở hữu giàu có hơn không sống thường xuyên trong các biệt thự. Họ sống ở Chennai và quay trở lại cho các lễ kỷ niệm, đám cưới hoặc đám tang. Ảnh: Eric Lafforgue. |
Trong vài thập kỷ qua, để đối phó với chi phí, một số chủ sở hữu đã cho các hãng phim thuê biệt thự. Từ đó, căn biệt thự được sử dụng làm bối cảnh cho các cảnh đám cưới truyền thống. Ảnh: IndiaPictures. |
Một số biệt thự khác đã được chuyển đổi thành khách sạn sang trọng. Meenakshi Mayappan, chủ sở hữu của một khách sạn tên là Bangala, nói với The New York Times vào năm 2017 rằng cô ấy liên tục nghĩ về số phận của biệt thự của mình. Ảnh: LightRocket. |
Thực chất, không có nhiều sự lựa chọn cho chủ sở hữu. Họ không thể bán vì người ta hiếm có nhu cầu mua một biệt thự cũ ở một khu vực hẻo lánh với chi phí bảo trì rất cao. Ảnh: LightRocket. |
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: http://news.zing.vn/ben-trong-15000-biet-thu-xa-hoa-bo-hoang-o-an-do-post1425265.html