Những nơi từng nhộn nhịp nhất thế giới vắng lặng thời đại dịch
-
1. Paris, ngày 18/3!
-
2. Cùng ngày, tại São Paulo
-
3. Đây là New York, 19/3
-
4. Và Milan, ngày 20/3
Loài người của những tháng đầu năm 2020 đang phải đối mặt với một thảm họa khá đặc biệt. Không giống như chiến tranh, người ta cần ở bên nhau, đoàn kết để tồn tại, thì vào lúc này, sự hoang vắng, tách biệt lại trở thành điều cần thiết để sinh tồn.
Sự vắng vẻ, nỗi cô quạnh ấy, giờ đang bao trùm khắp thế giới.
Những hàng quán dọc đường Navigli, nơi người Milan thường ngồi thưởng thức những tách cafe đậm chất Ý, nay không còn một bóng người. Quảng trường Thời đại của New Yorks nay tựa như một thành phố ma ngay cả vào giờ cao điểm, giống như những gì đang xảy ra với London - thành phố mù sương, và Quảng trường Concorde ở Paris.
Đền chùa ở Indonesia, sân bay của Tokyo, nhà hàng tại New Jersey... Sự hoang vắng, câm lặng lan ra, giống như cái cách Covid-19 bắt nguồn từ virus corona (SARS-CoV-2) đã khiến cả thế giới phải lo sợ.
Tạp chí The Times mới đây đã cử một loạt các nhiếp ảnh gia đến những địa điểm từng là cực kỳ đông đúc và nhộn nhịp: trung tâm thương mại, bãi biển, nhà hàng, rạp chiếu phim, danh lam thắng cảnh. Trên thực tế, những không gian được xem là công cộng này vốn bắt nguồn từ một khái niệm ở thời Hy Lạp cổ đại, có tên là "agora".
Agora là một từ ngữ khá khó dịch, nhưng có thể tạm hiểu là "tụ tập", là "đám đông". Dần dần, nó trở thành thứ được áp dụng cho các không gian chung ở trung tâm thành phố hoặc đô thị. Đối với người Hy Lạp, nếu thiếu đi agora, một thành phố hay thị trấn sẽ không còn là chính nó nữa, mà chỉ là một nơi có nhà cửa, phố xá nằm sát nhau thôi.
Hàng ngàn năm sau, những địa điểm công cộng được loài người dựng lên với vai trò như những thỏi nam châm thu hút con người, mang theo niềm vui và những lợi ích về kinh tế. Những quảng trường Thiên An Môn (Trung Quốc), Tahrir (Ai Cập), Taksim (Thổ Nhĩ Kỳ) luôn tấp nập con người. Thậm chí, nhóm Áo vàng biểu tình tại Pháp, họ cũng phải chọn những địa điểm công cộng nổi tiếng như quảng trường République, hoặc quảng trường Opéra ở Paris.
Trừ những khi có dịch bệnh và thảm họa thiên nhiên, các thành phố lớn trên thế giới qua thời gian đã luôn cải tạo cơ sở vật chất, để đảm bảo rằng sẽ quy tụ được nhiều người đến hơn. Sự khang trang ở những nơi công cộng cũng thể hiện khát vọng của những công dân trong thành phố, khi chứng kiến nơi mình sinh sống phát triển hơn.
Sự hoang vắng hiện tại là một yếu tố cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của cộng đồng. Những tấm hình dưới đây có thể gây ra sự ám ảnh, thậm chí gây sợ hãi, nhưng nó vẫn đem lại hy vọng. Với việc giữ khoảng cách với nhau, con người thực sự cho thấy khả năng chung tay giải quyết tận gốc vấn đề, chờ đợi ngày chúng ta có thể quay lại.
Bên cạnh đó, sự hoang vắng cũng gợi nhớ đến việc những nơi ấy đã từng đẹp như thế nào với sự hiện diện của con người. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa lúc vắng thì chúng không đẹp. Nhưng vẫn còn đó một vẻ đẹp khác, và phải do con người ban tặng.
"Vẻ đẹp ấy sẽ xuất hiện, ở thời điểm chúng ta quay lại," - trích trong bài viết của New York Times.
Sự vắng vẻ bất ngờ ngay trong khung giờ cao điểm ở nơi vốn nhộn nhịp bậc nhất London
Ga tàu điện ngầm ở Munich, không có lấy một bóng người
Một buổi hòa nhạc vắng lặng tại Moscow. Nghệ sĩ vẫn trình diễn, vì họ còn phát trực tuyến phục vụ khán giả
Người đàn ông ngồi ăn trong đơn độc, tại một nhà hàng trong khu phố vốn sống về đêm của Bắc Kinh
Caracas - Venezuela, ngày thứ 2 sau lệnh phong tỏa toàn quốc
Vẫn là bãi biển ấy, nhưng khung cảnh lại chẳng quen thuộc. Ảnh chụp tại Santa Monica (Los Angeles)
Khu phố vắng lặng, chỉ toàn chim bồ câu tại Barcelona
Nhà hàng Americana Diner tại West Orange (New Jersey) vẫn mở cửa, nhưng chỉ phục vụ các đơn hàng mang đi
Một bến tàu chẳng có lấy bóng khách ngay trong mùa du lịch tại Srinagar, Ấn Độ
Con phố chìm trong sợ hãi tại Bangkok - nơi vốn rất nổi tiếng với nhiều du khách đến từ Vũ Hán
Hình ảnh tại một quảng trường ở Berlin, khi lệnh cách ly xã hội được ban hành.
Công viên giải trí tại Red Fort - New Delhi giữa ban ngày
Bậc thang Tây Ban Nha - Spanish Steps tại Rome giờ không còn bóng người
Mùa hoa anh đào đã đến, nhưng chẳng có du khách nào đến với khu tưởng niệm Lincoln, nơi vốn nổi tiếng với những cây anh đào đẹp nhất Hoa Kỳ. Ảnh chụp tại Washington
Sân bay tại Tokyo: Khi cả thế giới chẳng còn ai di chuyển
Suốt nhiều tuần, Hàn Quốc đã trở thành ổ dịch kinh khủng nhất bên ngoài Trung Quốc. Giờ đây cơ bản người Hàn đã khống chế được dịch, và "danh hiệu" ấy đã bị nhiều quốc gia châu Âu vượt qua.
Một quán bán xúc xích tại Seattle, vốn là món ăn ưa thích, nay chẳng có ai đến thăm
Con đường Navigli tại Milan (Ý), vốn là nơi người Ý tụ tập vào cuối ngày
Một khu công viên tại San Francisco sau yêu cầu "ở nhà" do chính phủ ban hành
Chuyến tàu không hành khách tại Rawalpindi, Pakistan
Một sảnh chờ chuyển chuyến tại New York (Mỹ). Giờ thì làm gì có chuyến bay nào mà chuyển?
Một nhà hàng từng luôn kín chỗ tại Yangon, Myanmar vì có view rất đẹp. Giờ thì chẳng còn gì để mà ngắm nữa.
Suất chiếu cuối cùng ở mộ nhà hát tại São Paulo (Brazil), trước khi lệnh phong tỏa đưa ra
Angkor Wat vắng khách, phố "quẩy" tại Siem Reap (Campuchia) cũng chẳng có ai
Hoàng hôn tại nhà hát Opera nổi tiếng tại Sydney (Úc), vốn là thời điểm đông người ghé thăm nhất
Sự vắng lặng tại một trong những nơi hút khách đến ngắm cảnh nhất Hong Kong (Trung Quốc)
Khu tháp cổ tại Yogyakarta, Indonesia. Vắng vẻ đến mức nhân viên an ninh cũng không biết mình đang phải bảo vệ điều gì
Paris (Pháp) vẫn hoa lệ như vậy, nhưng chẳng còn ai ngắm
Thành phố Bogotá, Colombia vắng vẻ sau lệnh phong tỏa
Lễ mừng năm mới của Iran diễn ra vào ngày 21/3, và đây là quang cảnh ở Tehran lúc đó
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/khi-su-cam-lang-bao-trum-dai-dich-covid-19-da-bien-nhung-noi-nhon-nhip-nhat-hanh-tinh-tro-nen-hoang-vang-den-dang-so-20200324200526111.chn