Những điều cần biết về “phản xạ đấu kiếm” ở trẻ sơ sinh

18:21' 23-12-2019
Chắc hẳn những người lần đầu làm mẹ ai cũng thắc mắc con mình có lúc phản xạ giống như võ sĩ ở tư thế đấu kiếm.


    Khi quan sát con dần khôn lớn, điều quan trọng là cần hiểu rõ mọi loại cử động không tự chủ mà bé biểu hiện, trong đó có phản xạ đấu kiếm (fencing reflex). Cử động này diễn ra khi bé được đặt nằm ngửa, bé sẽ tự xoay người vào tư thế đấu kiếm. Lúc đó, bé yêu của bạn trông giống như đang thách thức đối thủ bằng một tấm khiên chắn vô hình.

    10 cha mẹ thì đến 9 người không biết

    Khi được đặt nằm ngửa, bé sẽ tự xoay người vào tư thế đấu kiếm (fencing reflex). (Ảnh minh họa).

    Nếu bạn đặt bé nằm ngửa, đầu bé sẽ xoay nghiêng với một bên cánh tay và chân duỗi ra (cặp chân tay ở bên mà bé xoay đầu về). Trong khi đó, cánh tay và chân còn lại sẽ gập.

    Phản xạ này có thể xuất hiện vào khoảng thời gian bé bắt đầu lật người (chuyển từ nằm ngửa sang nằm sấp) một cách thành thạo và thường xuyên. Phản xạ đấu kiếm được cho rằng giúp ngăn bé chuyển sang tư thế nằm úp bụng trước khi não bộ và cơ thể sẵn sàng. Đây cũng là một lý do hợp lý khác cho thấy việc bạn nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ là vô cùng quan trọng. Phản xạ đấu kiếm còn được gọi là phản xạ cơ cổ bất đối xứng (asymmetrical tonic neck reflex).

    10 cha mẹ thì đến 9 người không biết

    Tầm quan trọng của phản xạ đấu kiếm

    Phản xạ đấu kiếm là dấu hiệu quan trọng về sự phát triển và chức năng hệ thần kinh của bé.

    1. Nếu bé không bao giờ thể hiện phản xạ đấu kiếm, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bé trong lần kiểm tra tiếp theo. Đôi khi, người có chuyên môn sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu này ở trẻ hơn.

    Nhưng mặt khác, nếu em bé của bạn nằm ở tư thế này trong phần lớn thời gian, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý thần kinh hoặc rối loạn thần kinh nghiêm trọng hơn.

    10 cha mẹ thì đến 9 người không biết

    Phản xạ đấu kiếm là dấu hiệu quan trọng về sự phát triển và chức năng hệ thần kinh của bé (Ảnh minh họa).

    2. Cử động không tự chủ này sẽ dần biến mất trong khoảng từ 5 đến 7 tháng sau khi sinh. Nếu tồn tại quá lâu, nó có thể cản trở sự phát triển khả năng phối hợp bình thường giữa các cơ quan của cơ thể bé.

    Một số loại phản xạ ở trẻ sơ sinh

    Có những cử động không tự chủ khác đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của bé. Hầu hết các phản xạ này sẽ biến mất trong khoảng bé được 3 đến 6 tháng tuổi. Ngoài phản xạ đấu kiếm, trẻ sơ sinh còn có các loại phản xạ sau:

    1. Phản xạ nắm bắt (Palmar grasp)

    Nếu chạm vào lòng bàn tay bé, ngón tay bé sẽ tự động cuộn tròn lại và bám chặt vào ngón tay bạn. Nói cách khác, trẻ sơ sinh sẽ "nắm" tay bạn. Phản xạ này còn được gọi là phản xạ Darwin. Bạn có thể tưởng tượng phản xạ nắm bắt có ý nghĩa quan trọng đến thế nào trong suốt lịch sử loài người khi một em bé duy trì sự gắn kết chặt chẽ với người mẹ.

    2. Phản xạ Nắm bắt Plantar 

    Vuốt ve lòng bàn chân bé, bạn sẽ thấy ngón chân bé mở rộng ra và chân bé hơi xoay vào trong.

    3. Phản xạ Moro (hay phản xạ giật mình)

    Phản xạ này là lý do tại sao con bạn phản ứng với tiếng ồn lớn. Bé sẽ tự động duỗi cánh tay, ngón tay, chân và bàn chân.

    4. Phản xạ mút 

    Bé sẽ tự động bắt đầu bú nếu bạn chạm ngón tay mình, vú giả hoặc núm vú vào vòm miệng bé.

    5. Phản xạ gốc tìm vú mẹ

    Phản xạ này giúp con bạn xác định vị trí vú hoặc bình sữa để bắt đầu bú. Hãy thử nghiệm bằng cách vuốt má con bạn. Bé sẽ tự động mở miệng và quay đầu về phía được vuốt ve.

    6. Phản xạ bước đi

    Trẻ sơ sinh của bạn sẽ trông giống như đang "đi bộ", đặt một chân lên trước bàn chân kia khi bạn cho bé đứng trên một mặt phẳng.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?
Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/10-cha-me-thi-den-9-nguoi-khong-biet-vi-sao-tre-so-sinh-nao-cung-co-luc-nam-nhu-dang-dau-kiem-20191219152139233.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ