Mỹ phản ứng mạnh mẽ trước quyết định giảm sản lượng dầu của OPEC+
Nhà Trắng coi quyết định của OPEC+ là động thái chính trị, và xúc phạm đối với ông Biden, Guardian đưa tin.
“Rõ ràng là OPEC+ đứng về phía Nga trong tuyên bố ngày hôm nay (5/10)”, người phát ngôn Nhà Trắng Jean-Pierre cho biết.
Tuyên bố từ Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Brian Deese cho biết tổng thống “thất vọng vì quyết định thiển cận, trong khi nền kinh tế toàn cầu đang đối phó với tác động tiêu cực” từ chiến sự Ukraine.
Tàu chở dầu thô cập bến ngoài khơi tỉnh Chiết Giang hôm 18/7. Ảnh: Reuters. |
“Tôi nghĩ đó là sai lầm từ phía họ. Và tôi cho rằng đã đến lúc cần đánh giá lại toàn diện quan hệ đồng minh của Mỹ với Saudi Arabia”, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Murphy nói. “Tôi không rõ quan điểm hiện tại của liên minh là gì, khi chúng ta phải nỗ lực nhằm khiến Saudi Arabia làm chuyện đúng đắn”.
Bất chấp sự tức giận từ Washington, các chuyên gia về Saudi Arabia và thị trường dầu mỏ vẫn đặt câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của quyết định này tới mối quan hệ song phương vốn đã mỏng manh.
“Tôi nghĩ Saudi Arabia không cho rằng chính quyền Mỹ có thể giải quyết bất bình của họ, trong khi Mỹ cũng không tin Saudi Arabia sẽ đi ngược lại ý kiến của OPEC vì lợi ích của Washington”, Kirsten Fontenrose - Giám đốc Sáng kiến An ninh Trung Đông Scowcroft tại Hội đồng Đại Tây Dương - nói. "Vì vậy, Saudi Arabia biết rằng Mỹ sẽ không hài lòng với điều này, nhưng họ không quan tâm lắm".
Trong khi đó, Ed Hirs - chuyên gia năng lượng tại khoa kinh tế Đại học Houston - cho rằng hiện tại, Mỹ không có lợi thế nào, và Saudi Arabia nhận thấy không có lý do gì để hỗ trợ.
“Đây không phải cú đòn với phương Tây bởi mối quan hệ giữa 2 phía vốn đã rạn nứt. Chúng tôi vốn cũng không giúp đỡ gì họ nhiều trong những giai đoạn thách thức", ông Hirs nói thêm.
Cái cụng tay gây chú ý giữa Tổng thống Joe Biden và Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: AP. |
Reuters ngày 5/10 đưa tin nhóm OPEC+ đã nhất trí sẽ cắt giảm hơn nữa sản lượng khai thác dầu. Động thái diễn ra bất chấp sức ép từ Mỹ và nhiều nước đề nghị OPEC+ tăng sản lượng để giảm giá năng lượng toàn cầu.
Trước đó, giá dầu đã giảm từ 120 USD xuống khoảng gần 90 USD chỉ trong vòng 3 tháng, giữa lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất cơ bản tại Mỹ tăng và đồng USD tăng giá. Việc OPEC+ cắt giảm sản lượng có thể khiến giá dầu tăng mạnh trở lại.
Hôi tháng 7, khi giá xăng ở Mỹ vượt mốc 5 USD/gallon, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến Jeddah gặp Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, với hy vọng sẽ thuyết phục được OPEC tăng sản lượng dầu thô.
Đây là nỗ lực và bước "xuống nước" của ông Biden nhằm kiềm chế giá dầu và lạm phát ở Mỹ, trong bối cảnh đợt bầu cử giữa kỳ đang đến gần.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: https://news.zing.vn/chinh-quyen-biden-phan-ung-manh-voi-dong-thai-cua-opec-post1362502.html