Một số nguyên tắc tạo không gian nhà an toàn cho gia đình có trẻ nhỏ

18:00' 16-01-2020
Các bậc cha mẹ có con nhỏ luôn quan tâm hàng đầu là làm thế nào để bố trí được không gian sinh hoạt và vui chơi an toàn. Và để tránh những rủi ro không đáng có, thì một số nguyên tắc tạo không gian nhà an toàn bạn cần phải nắm được.


    Đây cũng là một trong những chủ đề luôn được các kiến trúc sư, nhà y tế và các chuyên gia thiết kế quan tâm, nhất là khi các tai nạn xuất phát từ việc trẻ nhỏ tiếp xúc với những đồ vật kém an toàn trong nhà vẫn không ngừng xảy ra.

    Các nguyên tắc cơ bản

    Mỗi khi lựa chọn các món đồ nội thất, vải vóc hay vật dụng sẽ được bố trí trong nhà, các bậc phụ huynh cần đảm bảo rằng bề mặt và chất liệu phải làm từ những thứ không độc hại, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con và hợp với lứa tuổi của bé.

    Bàn ghế thì cần được đặt cách xa cửa sổ, kệ tủ để tránh việc leo trèo nguy hiểm. 

    Các vật dụng trong nhà cần được bọc bảo vệ hoặc tránh xa tầm với của trẻ như vật dụng có nhiều góc hoặc cạnh sắc nhọn. Những đồ vật nhỏ có kích cỡ có thể nuốt vào miệng được. Đồ thủy tinh dễ vỡ. Đồ quá nóng, có nhiệt độ cao có thể gây phỏng. Và những vật dụng có gắn với dây điện.

    Tránh những rủi ro không đáng có đây là nguyên tắc tạo không gian nhà an toàn nếu gia đình có trẻ nhỏ - Ảnh 2.

    Trên thị trường hiện nay, các loại thảm, màn cửa hoặc giấy dán tường có thể làm phát tán vài loại khí hoặc sợi tổng hợp có khả năng làm bẩn không khí trong phòng, gây hại cho phổi và đường thở của bé. Do vậy, nếu thiết kế phòng bạn phải luôn đảm bảo sự thông thoáng, lọc bụi bẩn. Bề mặt trong phòng nên được làm từ những vật liệu dễ lau chùi sạch sẽ mà không cần tới các chất tẩy rửa gây nguy hiểm cho trẻ. Ưu tiên các vật liệu có khả năng hạn chế sự bám dính và tích tụ của vi trùng, bụi bẩn. 

    Nên mua các loại bàn ghế, giường, tủ phù hợp với sự phát triển của trẻ. Tránh tình trạng bé quá khó khăn, hay lo sợ té ngã mỗi khi sử dụng. Đặc biệt, cần ưu tiên chọn các loại vật dụng có chất lượng cao và độ bền lâu năm để trẻ có thể dùng lâu dài, không đứt, đổ, gãy trong quá trình sử dụng làm mất an toàn với sức khỏe của trẻ.

    Ngôi nhà cũng cần được thiết kế đón nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Những màu sắc, cây cỏ được bố trí cũng cần được lựa chọn dựa trên sự phản hồi của bé. Đồ đạc trong phòng phải rộng rãi, thoáng mát để các bé chơi đùa được dễ dàng và an toàn. 

    Cửa ra vào và kệ tủ cần thiết kế đóng mở chặt chẽ. Đồ chơi và những đồ vật mà trẻ thường sử dụng cần được cất trong những chiếc rổ hoặc túi treo sao cho các bé dễ lấy. 

    Các nguyên tắc bài trí phòng ngủ cho bé

    Giường ngủ tốt nhất là loại phù hợp với tuổi của bé. Nó phải có tiêu chuẩn thiết kế, độ an toàn, dễ nằm và di chuyển thoải mái mà không sợ té ngã hay mắc kẹt. Các bậc phụ huynh không nên sử dụng mẫu giường cũ đã lỗi thời chưa được khắc phục khuyết điểm an toàn cho trẻ. 

    Tránh những rủi ro không đáng có đây là nguyên tắc tạo không gian nhà an toàn nếu gia đình có trẻ nhỏ - Ảnh 3.

    Chỗ ngủ đơn giản nhất, đặc biệt cho trẻ dưới hai tuổi là không nên sử dụng gối ôm, đồ chơi, gối có độ nhún cao, chăn quá mềm hay lớn và nặng nề. Bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho bé.

    Nếu bé còn đang dùng cũi nên sử dụng phần khung đủ cao và phần nệm cần đủ thấp để bé không thể tự trèo ra ngoài ở tư thế đứng. Nếu phòng của trẻ ở trên lầu và có cửa sổ, phụ huynh cần khóa chặt hoặc thay thế bằng cửa kính đóng kín. Tránh trường hợp bé tự ý mở để trèo ra và rơi xuống dưới.

    Với những bé dưới hai tuổi, không nên để một mình với chiếc bàn hoặc ghế có thể xếp gọn hoặc thay đổi cấu trúc. Vì các bé dễ tự tò mò rồi bị kẹp tay, ngã lăn xuống đất và chấn thương. Bé cũng còn quá nhỏ để bạn sắm các món đồ như tủ đựng sách, tủ gỗ quần áo lớn và tạo điều kiện cho bé leo trèo nguy hiểm. 

    Lắp đặt thiết bị báo cháy bên trong phòng của trẻ và ở ngoài dãy hành lang đi qua căn phòng đó.

    Nếu phòng của trẻ ở tầng hai, cần bố trí thang thoát hiểm ở gần cửa sổ và hướng dẫn cho bé cách sử dụng nó khi có trường hợp khẩn cấp.

    Tránh những rủi ro không đáng có đây là nguyên tắc tạo không gian nhà an toàn nếu gia đình có trẻ nhỏ - Ảnh 4.

    Thống kê cho thấy dây điện gần cửa sổ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhỏ bị tai nạn ngạt thở. Chính vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng. Nếu không, bạn có thể bố trí thêm các thiết bị bao phủ dây điện hoặc cập nhật những công nghệ mới nhất liên quan đến an toàn về dây điện để sử dụng cho phòng ngủ của con mình.

    Các tai nạn trẻ em liên quan đến ổ điện không phải hiếm. Và giải pháp tốt nhất chính là đảm bảo ổ điện luôn trong tình trạng được cắm cùng thiết bị che phủ. Mỗi khi cần phải cắm điện, hãy đảm bảo rằng các dây điện được cắm chắc chắn kèm với đầy đủ sự che phủ để trẻ không thể giật dây điện hoặc cho tay vào ổ điện.

    Kệ sách hoặc tủ quần áo là những đồ đạc hấp dẫn và nguy hiểm đối với những bé có sở thích leo trèo. Hãy gia cố những vật dụng này vào tường bằng bản giằng để hạn chế khả năng gây nguy hiểm cho trẻ.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
St Albans Heights Primary School Vùng: St Albans. Phone: 9366 4211
Xem thêm

Chúng tôi cố gắng giúp tất cả học sinh phát triển thành những người tự tin trong quá trình học tập lâu dài.


Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/tranh-nhung-rui-ro-khong-dang-co-day-la-nguyen-tac-tao-khong-gian-nha-an-toan-neu-gia-dinh-co-tre-nho-20200113131850027.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ