Môn quan âm tuyệt đẹp trồng trong nhà bỗng bị ngả vàng, thối rễ, nguyên nhân do đâu?
Trong số rất nhiều loại cây cảnh thuộc họ Alocasia thì cây Môn quan âm (Alocasia Amazonica) tương đối dễ trồng. Cây Môn quan âm có dáng cao, giá thành rẻ, thích hợp trồng trong chậu, bày làm cảnh trong nhà rất đẹp.
Cây Môn quan âm với những chiếc lá xanh đậm tuyệt đẹp thực sự làm nổi bật những đường gân sâu màu trắng bạc. Những chiếc lá có thể dài đến 30cm đáng kinh ngạc, tăng thêm chất lượng thiết kế hiện đại cho không gian trong nhà.
Cây cảnh Môn quan âm có lá đẹp, thích hợp bày trong nhà
Đây là cây cảnh lai họ Ráy với vẻ đẹp đến từ những chiếc lá xanh đậm, bóng bẩy, nổi bật.
Cây Môn quan âm có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy. Cây hợp với người mệnh mộc. Người xưa quan niệm rằng cây Môn quan m là biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc, hút vận khí tốt, xua đuổi vận khí xấu cho người chủ sở hữu.
Cây Môn quan âm được nhiều người ưa thích trồng trong nhà, tuy nhiên mọi người thường gặp tình trạng lá của cây Môn quan âm chuyển dần sang màu vàng úa, thân và dễ dễ bị thối.
Các chuyên gia về cây cảnh cho biết, nếu cây Môn quan âm bị héo úa thì người trồng đừng vội vứt đi mà có thể nuôi tiếp. Nếu Môn quan âm phát triển mạnh mẽ, một số chồi phụ nhỏ sẽ mọc ra bên cạnh đáy của thân rễ.
Những lưu ý khi chăm sóc cây cảnh Môn quan âm
1. Để cây cảnh Môn quan âm phát triển phải kết hợp giữa bầu và đất
Trên thực tế, điều quan trọng nhất để duy trì một cây Môn quan âm là chậu là phải phù hợp với đất trồng, cộng với môi trường thích hợp thì cây sẽ phát triển bình thường.
Đất làm bầu để trồng cây Môn quan âm phải tơi xốp và thoáng khí, không sử dụng đất vàng thông thường hoặc đất vườn để trồng.
Khi trồng cây cảnh này, bạn không nên cho quá nhiều xác dừa mịn vào bầu đất, nếu không đất giữ lại quá nhiều nước và đất khó khô sẽ làm thối rễ. Biểu hiện đầu tiên của việc thối rễ chính là lá cây bị vàng liên tục.
Độ thoáng khí của đất chậu để trồng cây Môn quan âm là rất quan trọng. Để đảm bảo bộ rễ phát triển khỏe mạnh cần có xơ dửa mịn (hoặc đất than bùn), vỏ cây, đá trân châu, có thể dùng đất mùn, trộn đều một ít phân tan chậm, tỷ lệ khoảng 3: 3: 2: 2.
Cây cảnh này bày trong nhà rất nổi bật so với các loại cây khác
2. Tưới nước hợp lý
Để bảo dưỡng cây Môn quan âm cần chú ý kiểm tra độ khô ướt của đất chậu thường xuyên. Nếu để lâu không tưới, đất chậu bị khô thì lá cây sẽ chuyển sang màu nâu nhạt, cằn cỗi và khô xác.
Lúc này, nếu bạn phát hiện ra lá vàng kịp thời thì hãy cắt lá vàng, tưới kỹ cho bầu đất ngấm đều nước, xịt cả nước lên lá để tăng khả năng hút nước cho cây cảnh. Miễn là không để nước đọng trên lá quá lâu, còn việc xịt nước lên lá không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cảnh mà còn làm chúng hút được nhiều nước hơn.
Ngoài ra, tôi muốn nhắc mọi người rằng nếu đất trồng luôn ẩm ướt, không khô được cũng là vấn đề đối với cây Môn quan âm. Do đó, bạn cần điều chỉnh đất trồng trong chậu, thay mới đất nếu không cây sẽ bị thối rễ.
3. Giữ độ ẩm thích hợp cho cây cảnh Môn quan âm
Nếu không khí quá khô, mép và đầu lá cây Môn quan âm sẽ chuyển sang màu nâu.
Do đó, nếu độ ẩm không khí thấp hơn 55% trong thời gian dài, cần chú ý cải thiện độ ẩm môi trường bằng cách tăng độ ẩm. Đồng thời cần giữ môi trường thông gió, không đặt cây cảnh cạnh lò sưởi, điều hòa.
Để cây Môn quan âm phát triển tốt thì độ ẩm không khí phải duy trì từ 55% đến 85%.
Lá cây cảnh Môn quan âm khỏe mạnh sẽ xanh đen, bóng, các đường viền có màu trắng nổi bật.
4. Duy trì ánh sáng phù hợp cho cây cảnh Môn quan âm phát triển
Bảo quản cây Môn quan âm trong chậu không cần phơi cây ra ngoài nắng. Ánh sáng quá gắt sẽ làm hỏng lá. Cây cảnh này ưa ánh sáng tán xạ nhẹ, có thể phát triển bình thường với ánh sáng tán xạ từ 3 đến 6 tiếng mỗi ngày.
Vào mùa hè nhiệt độ cao cần tăng cường đặt cây trong bóng râm, mùa đông nhiệt độ xuống thấp có thể cho thêm ánh nắng.
5. Bón phân thích hợp cho cây
Việc dưỡng cây cảnh Môn quan âm không cần bón phân quá nhiều. Vì nếu bón quá nhiều cũng sẽ khiến lá chuyển sang màu nâu.
Thông thường, bạn nên bón phân thường xuyên vào mùa xuân và mùa hè, khi nhiệt độ từ 20 độ đến 25 độ C. Khi đó, bạn hãy bón bổ sung phân hòa tan trong nước 3 tuần một lần, nồng độ thấp.
Nếu cây Môn quan âm được đặt trên bệ cửa sổ trong nhà thì nên thường rắc một ít phân bón tan chậm vào đất chậu vào mùa xuân và mùa thu để đáp ứng nhu cầu phát triển của nó.
Cây cảnh này thích hợp ánh sáng tán xạ
6. Giữ môi trường sống ấm áp cho cây cảnh Môn quan âm
Để giữ cho cây Môn quan âm được xanh tốt, bạn cần chú ý để cây ở môi trường ấm áp, nhiệt độ duy trì từ 18 đến 27 độ C để cây phát triển tốt nhất.
Nhiệt độ bảo dưỡng tối thiểu tốt nhất cây cảnh này có thể phát triển được là trên 10 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp, nó sẽ ngừng phát triển và thậm chí làm lá vàng héo.
7. Cách tái tạo, phân nhánh cây Môn quan âm
Muốn nhân giống cây Môn quan âm, người làm vườn thường dùng phương pháp chia cây sau mùa xuân ấm áp. Khi đó, cây cảnh phát triển mạnh và có môi trường thích hợp sẽ mọc ra một số chồi bên nhỏ ở đáy củ.
Bạn sẽ thấy cây nhỏ mọc lên khoảng 15cm thì hãy lấy cả cây ra khỏi bầu đất. Sau khi loại bỏ lớp đất cũ, thì hãy tách cây nhỏ ra khỏi thân cây chính và trồng sang chậu mới.
Nếu bạn thấy rễ của cây mới đứt, thối thì cũng hãy dọn dẹp sạch sẽ rồi "chuyển nhà" cho chúng sang bầu đất mới mẻ.
Sau khi tưới đẫm nước thì hãy để cây mới và cây cũ ở nơi râm mát và thoáng gió. Chỉ sau một thời gian ngắn, cây cũ và cây mới đều sẽ bám rễ và phát triển. Bạn sẽ có hai chậu Môn quan âm tuyệt đẹp.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/cay-canh-vuon/bat-benh-cho-cay-canh-trong-trong-nha-tuyet-dep-nhung-hay-bi-nga-vang-thoi-re-c283a497234.html