Món ăn được ví là "kháng sinh" thực phẩm nhưng dễ ngộ độc, cần lưu ý khi chế biến

08:00' 06-07-2021
Mộc nhĩ không chỉ ngon miệng mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu chế biến mộc nhĩ không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.


    Mộc nhĩ là loại thực phẩm phổ biến, được ví như là 'kháng sinh" tự nhiên trong thực phẩm, được nhiều bác sĩ tin dùng.

    Giáo sư Hong Zhaoguang - bác sĩ tim mạch ở Bắc Kinh rất khuyến khích sử dụng mộc nhĩ, ông nói: "Tôi thường ăn mộc nhĩ mỗi ngày trong hàng chục năm. Hiện tôi đã ngoài 60 tuổi, cơ thể cân đối, huyết áp của tôi không thay đổi, tim mạch tốt và không có bệnh tật, tôi luôn tràn đầy năng lượng trong công việc".

    Bác sĩ Wang Yaoxian, Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh, đã tóm tắt tác dụng của mộc nhĩ: "Nó giúp các cơ quan nội tạng hoạt động tốt, lưu thông máu trơn tru; giải độc và phục hồi cơ thể." 

    Trong mộc nhĩ có chứa protein, axit amin, polysaccharid, vitamin, chất xơ, caroten, photpho, sắt, ion canxi và nhiều chất khác, có tác dụng rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Ăn mộc nhĩ hàng ngày có thể mang lại những lợi ích không nhỏ như:

    1. Loại bỏ độc tố đường ruột

    Món ăn được ví là amp;#34;kháng sinhamp;#34; trong thực phẩm nhưng lưu ý 2 điều khi ăn kẻo ngộ độc - 1

    Mộc nhĩ rất giàu chất xơ và một loại collagen thực vật đặc biệt giúp hỗ trợ nhu động ruột, thúc đẩy quá trình bài tiết nhanh chóng một số chất thải và các chất độc hại trong ruột. Chất collagel thực vật trong mộc nhĩ còn có thể bảo vệ niêm mạc ruột, tránh sự xâm nhập của một số độc tố, giúp đường ruột luôn khỏe mạnh.

    2. Duy trì sức khỏe của phổi

    Món ăn được ví là amp;#34;kháng sinhamp;#34; trong thực phẩm nhưng lưu ý 2 điều khi ăn kẻo ngộ độc - 2

    Đây là món ăn được khuyến khích dành cho những người thích hút thuốc, vì mộc nhĩ đen có vai trò làm sạch phổi, ăn nhiều sẽ có tác dụng vệ sinh phổi, nhuận phổi một cách tối ưu.

    Ngoài ra, nếu bạn có triệu chứng ho, cũng có thể chế biến mộc nhĩ đen theo một số cách để làm ấm phổi và giảm ho. Ví dụ như cháo mộc nhĩ: Sử dụng 5g mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch, 5 quả táo tàu bỏ hạt, 100g gạo tẻ, đường phèn vừa đủ. Đun các nguyên liệu nhỏ lửa cho đến khi thành cháo, thêm đường phèn, chia thành 2 lần dùng ăn trong ngày.

    3. Giảm mỡ máu, ngừa tiểu đường, giảm huyết áp

    Món ăn được ví là amp;#34;kháng sinhamp;#34; trong thực phẩm nhưng lưu ý 2 điều khi ăn kẻo ngộ độc - 4

    Trong mộc nhĩ có chứa nhiều polysaccharide, có thể thúc đẩy nhanh chóng quá trình bài tiết một số thành phần lipid trong mạch máu, giúp làm giảm mỡ máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối. Ăn mộc nhĩ còn giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế nhồi máu cơ tim. 

    Hàm lượng chất xơ có trong mộc nhĩ đen rất cao, chủ yếu là chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể.

    4. Cải thiện chức năng miễn dịch, ngừa ung thư

    Chất polysaccharide chứa trong mộc nhĩ có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của các khối u, đồng thời có tác dụng chống lão hóa rất tốt. Ngoài ra, các vitamin, caroten và các nguyên tố khoáng khác nhau có trong mộc nhĩ có tác dụng tăng cường miễn dịch.

    2 điều cấm kị khi ăn mộc nhĩ 

    Mặc dù mộc nhĩ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Nhưng có một số điều cần lưu ý khi chế biến.

    1. Không ăn mộc nhĩ tươi

    Món ăn được ví là amp;#34;kháng sinhamp;#34; trong thực phẩm nhưng lưu ý 2 điều khi ăn kẻo ngộ độc - 5

    Không được ăn mộc nhĩ tươi vì khi còn tươi mộc nhĩ có chứa chất morpholine nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng.

    Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất morpholine tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.

    2. Không dùng mộc nhĩ đã ngâm lâu

    Mộc nhĩ khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.

    Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

    Khi ngâm mộc nhĩ không nên dùng nước nóng, mà nên ngâm bằng nước lạnh và rửa dưới vòi nước. Ngâm bằng nước lạnh trong vòng từ 1- 2 tiếng mộc nhĩ sẽ nở dần ra, trong quá trình đó thì các loại nấm mốc cũng được hòa tan.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Natalie Suleyman MPParliament of Victoria Vùng: Keilor Downs. Phone: (03) 9367 9925
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/mon-an-duoc-vi-la-khang-sinh-trong-thuc-pham-nhung-luu-y-2-dieu-khi-an-keo-ngo-doc-c131a481572.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ