Lối cai trị bạo lực của Taliban

02:00' 19-08-2021
1 tuần trước khi thủ đô Kabul sụp đổ, thành phố Kunduz cũng đã thất thủ trước Taliban. Và một tuần sống dưới sự thống trị của phiến quân cũng có thể cho thấy một bức tranh dự đoán về chuyện sẽ xảy ra với Afghanistan trong tương lai.


    Được Taliban bổ nhiệm làm thị trưởng tại Kunduz, ngày đầu nhậm chức của Gul Mohammad Elias diễn ra bằng những lời hứa hẹn tươi sáng, trước khi có những động thái siết chặt hơn.

    Đó là ngày 8/8, thời điểm Taliban chiếm quyền kiểm soát thành phố phía bắc Afghanistan sau hàng tuần bao vây và giao tranh. Hệ thống điện sập hàng loạt, nhiều nơi chẳng có điện nước để dùng. Rác rến thì tràn ngập khắp đường phố.

    1 tuần dưới sự cai trị của Taliban: Chuyện xảy ra ở thành phố này có thể dự báo tương lai sắp tới của người Afghanistan - Ảnh 1.

    Lính Taliban tràn vào Kunduz

    Những công dân Afghanistan có khả năng giải quyết các vấn đề ấy lại đang trốn trong nhà vì họ sợ Taliban. Vậy nên, thị trưởng mới bổ nhiệm quyết định gọi vài người đến văn phòng của mình để thuyết phục họ quay trở lại làm việc.

    "Tôi bảo rằng cuộc chiến của chúng tôi không để chống lại thành phố, mà là những kẻ chiếm đóng và ai bao che cho chúng," - Elias trả lời tờ New York Times qua điện thoại.

    Nhưng mỗi ngày trôi qua, các văn phòng thành phố đều trống rỗng. Elias dần trở nên tuyệt vọng, và phản ứng cũng gay gắt hơn. Các tay súng Taliban bắt đầu đi gõ cửa từng nhà, tìm kiếm người lao động đang lẩn trốn. Hàng trăm tay súng thiết lập các trạm kiểm soát trên mọi nẻo đường. Tại lối vào bệnh viện, một bảng thông báo được dán lên tường ghi: Công nhân viên phải trở lại làm việc hoặc hứng chịu sự trừng phạt từ Taliban.

    Chỉ 1 tuần sau khi Kunduz thất thủ - cũng là nơi đầu tiên trong 1 loạt thành phố bị Taliban chiếm đóng ngay sau đó, phiến quân đã kiểm soát mọi thứ một cách hiệu quả. Nhiệm vụ của họ sau đó là làm sao để vận hành Afghanistan cho thật tốt, nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản cho hàng trăm ngàn công chúng. Và những gì xảy ra ở Kunduz có lẽ giống như một lời cảnh báo về cách cai trị của Taliban, đối với toàn bộ đất nước Afghanistan sau này.

    Lối cai trị "khủng bố"

    Sau vài ngày kiểm soát và cảm thấy mệt mỏi vì không thể kéo người dân trở lại làm việc, lực lượng chiếm đóng bắt đầu chuyển hướng tiếp cận, theo cái cách... khủng bố hơn.

    "Tôi rất sợ, vì tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra và họ sẽ làm gì," - một người dân giấu tên tại Kunduz trả lời tờ New York Times. "Chúng tôi cười với họ nhưng chỉ vì quá sợ hãi mà thôi."

    3 ngày sau khi Taliban có được Kunduz, Atiqullah Omarkhil nhận được cuộc gọi từ lực lượng phiến quân. Thị trưởng mới nhậm chức muốn nói chuyện với anh - một công chức của thành phố này.

    Anh Omarkhil đã ở lì trong nhà kể từ khi quân đội chính phủ tháo chạy, còn lực lượng Taliban tràn ngập đường phố và mang đến cảm giác bất an. Anh đã trải qua những khoảnh khắc tương tự ít nhất là 2 lần - đều là lúc Taliban gần như chiếm đóng Kunduz thành công vào năm 2015 và 2016. Cả hai lần đó, Taliban đều bị đánh bật ra vì có sự hỗ trợ của không quân Hoa Kỳ. Nhưng lần này thì khác. Nhiều ngày sau khi chiếm đóng, toàn bộ quân đội Afghanistan chịu trách nhiệm chống trả đều đầu hàng. Họ giao nộp vũ khí và phương tiện, thể hiện một dấu hiệu rõ ràng rằng Kunduz không thể được giải cứu thêm nữa.

    1 tuần dưới sự cai trị của Taliban: Chuyện xảy ra ở thành phố này có thể dự báo tương lai sắp tới của người Afghanistan - Ảnh 2.

    Khắp các tuyến đường đều có trạm gác của binh lính Taliban

    Omarkhil rảo bước đến văn phòng thành phố. Mọi thứ chẳng suy chuyển, giống như chưa từng có cuộc chiến nào xảy ra vậy. Mọi phương tiện của chính phủ - từ xe chở rác cho đến máy tính - đều ở đúng vị trí Omarkhil để lại trước khi quân Taliban tràn vào, dù họ vốn khét tiếng vì chuyện cướp bóc những nơi đi qua. Dấu hiệu thay đổi duy nhất nằm ở những bức tường có treo ảnh Tổng thống President Ashraf Ghani. Chúng đều được gỡ bỏ, thay bằng cờ Taliban.

    Bên trong tòa nhà, Omarkhil cùng 8 công chức khác đối mặt với Elias - vị chỉ huy trẻ tuổi có bộ râu dài của Taliban mới được bổ nhiệm làm thị trưởng thành phố. Mở đầu, Elias khẳng định rằng Omarkhil và các công chức sẽ không phải là mục tiêu tấn công của Taliban, đồng thời hướng dẫn và động viên họ trở lại làm việc. Elias thậm chí đưa cho họ số điện thoại cá nhân của mình, dặn rằng cứ gọi bất cứ khi nào gặp vấn đề với binh sĩ Taliban.

    "Chúng tôi đã chiếm được thành phố, và giờ có thể đảm bảo rằng mọi dịch vụ cơ bản phải được cung cấp," - Omarkhil kể lại những gì Elias đã nói với phóng viên New York Times.

    Giữa cuộc họp, bỗng có một người bán hàng đến cầu xin binh sĩ cho gặp thị trưởng. Giống như hàng trăm người khác, ki-ốt hàng của ông đã bị thiêu rụi trong cuộc chiếm đóng của Taliban. Ông ta sợ rằng những gì còn sót lại sẽ bị cướp, nên mong muốn một lời hứa của Taliban rằng họ có thể quay trở lại chợ để thu dọn đồ đạc một cách an toàn.

    1 tuần dưới sự cai trị của Taliban: Chuyện xảy ra ở thành phố này có thể dự báo tương lai sắp tới của người Afghanistan - Ảnh 3.
     

    Theo lời Omarkhil kể lại thì thị trưởng đã đồng ý, thậm chí còn chấp nhận cấp tiền taxi hoặc xe bus cho những người cần đi thu dọn đồ đạc. Thời gian còn lại trong ngày, Elias tiếp tục gặp gỡ lãnh đạo thành phố, nhằm khôi phục dịch vụ cho công chúng.

    Đối với doanh nghiệp cấp thoát nước, thị trưởng Elias yêu cầu nước phải được cung cấp trở lại.  Về đường điện cần sửa chữa, ông yêu cầu giám đốc sở điện lực cho nhân viên quay trở lại làm việc. Tương tự với bệnh viện và trạm y tế, họ yêu cầu y bác sĩ quay trở lại. Phiến quân cung cấp nước cho công nhân viên y tế, đồng thời cho lính canh bệnh viện mỗi người 500 afghanis (tương đương khoảng 6 đô Mỹ) để chi trả tiền ăn tối hôm đó.

    Khi nỗi sợ trở thành sự thật

    Tình hình đã có tiến triển. Những chiếc xe môi trường đã bắt đầu đi thu gom rác thải. Đường điện bắt đầu được sửa chữa. Tuy nhiên, công chúng vẫn chưa quen thuộc với "điều bình thường mới". Họ thấy bất an nhiều hơn.

    Gần như mọi cửa hàng tại Kunduz vẫn đóng cửa. Các chủ sạp hàng sợ rằng sẽ bị phiến quân cướp bóc đã giữ hết hàng hóa tại nhà. Chiều nào cũng vậy, phố xá vắng lặng người vì sợ sẽ có không kích từ chính phủ. Và trên khắp các nẻo đường có khoảng 500 binh lính Taliban canh gác.

    1 tuần dưới sự cai trị của Taliban: Chuyện xảy ra ở thành phố này có thể dự báo tương lai sắp tới của người Afghanistan - Ảnh 4.
     

    "Mọi người đang sợ, chẳng ai thấy vui cả. Nếu ai đó bảo chúng tôi vui thì chắc chắn là nói dối," - một công dân cho biết. "Ai cũng cảm thấy mông lung về chuyện sẽ xảy ra trong tương lai."

    Đến cuối tuần qua, nỗi sợ của nhiều người đã trở thành hiện thực.

    Tại một bệnh viện địa phương, các tay súng Taliban thu được một danh sách số điện thoại và địa chỉ của công nhân viên. Họ tiến hành gọi điện, yêu cầu tất cả phải quay trở lại làm việc - trích lời một nhân viên y tế tại đây.

    Một người khác dù đã bỏ trốn tới Kabul (thủ đô của Afghanistan cũng đã bị Taliban chiếm đóng vào ngày 15/8) cũng nhận được cuộc gọi từ một tay súng, yêu cầu anh quay về bệnh viện. Rốt cục, anh lại lầm lũi lên xe bus trở về Kunduz ngay trong đêm, đến thẳng bệnh viện sau khi xuống xe.

    1 tuần dưới sự cai trị của Taliban: Chuyện xảy ra ở thành phố này có thể dự báo tương lai sắp tới của người Afghanistan - Ảnh 5.

    Taliban và lối cai trị dựa nhiều vào khủng bố bạo lực

    Tại bệnh viện, nhóm lính vũ trang Taliban tiến hành điểm danh. Các y tá nữ vẫn đang mặc bộ đồ màu xanh da trời, nhiều người bị thương vì các cuộc không kích vẫn chia cắt thành phố vào mỗi buổi chiều.

    "Trong bệnh viện hay trước sân đều có binh lính mang vũ trang. Ngay cả lính Taliban bị bệnh phải nhập viện cũng cầm theo vũ khí."

    Tại tòa nhà hội đồng thành phố, Elias lại triệu tập một cuộc họp với các công chức. Nhưng lần này, y mang theo binh sĩ. Phóng viên truyền thông và các nữ công viên chức đang làm việc cho chính phủ đều bị bắt ở nhà. Elias thông báo việc bán rượu bia, đồ uống có cồn và gà đông lạnh đều sẽ bị nghiêm cấm.

    Các điều luật hà khắc của Taliban cuối cùng đã quay trở lại!



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: https://kenh14.vn/1-tuan-duoi-su-cai-tri-cua-taliban-chuyen-xay-ra-o-thanh-pho-nay-co-the-du-bao-tuong-lai-sap-toi-cua-nguoi-afghanistan-20210817161858338.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ