Kinh tế Mỹ có thể rơi vào một cuộc suy thoái

05:00' 16-04-2022
Kinh tế Mỹ có thể sẽ rơi vào suy thoái trong những tháng tới, khi lạm phát cao kỷ lục và lãi suất tăng ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng, hoạt động đóng góp 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).


    Kinh te My co the se roi vao mot cuoc suy thoai bat thuong hinh anh 1
    Các kệ hàng tại một chợ bán thực phẩm ở Arlington, Virginia, Mỹ ngày 12/4. (Ảnh: THX/TTXVN)

    Tuy nhiên, đó sẽ là một cuộc suy thoái không như thông thường, khi một số lĩnh vực mang tính chu kỳ vẫn tiếp tục tăng trưởng, còn các lĩnh vực khác lại sa sút.

    Nền kinh tế suy thoái khi GDP giảm trong các quý liên tiếp, dẫn đầu là sự giảm sút của các lĩnh vực mang tính chu kỳ như nhà ở, ôtô, thiết bị gia dụng, giải trí và du lịch.

    Các cuộc suy thoái thường đi kèm với tình trạng mất việc làm và giảm thu nhập, đặt nền kinh tế vào một chu kỳ nguy hiểm, với GDP giảm mạnh và kéo dài.

    Trong các giai đoạn suy thoái, chu kỳ này biến các cuộc suy thoái nhẹ thành các cuộc suy thoái nghiêm trọng như đầu những năm 1980 và năm 2008-2009, cuộc suy thoái được biết đến là Đại suy thoái.

    Tuy nhiên, có những ngoại lệ hiếm hoi như cuộc suy thoái do đại dịch vào năm 2020. Đây là một cuộc suy thoái bất thường về một số mặt. Trước hết, các lĩnh vực mang tính chu kỳ như nhà ở vẫn "nóng" dù nền kinh tế hạ nhiệt.

    Chẳng hạn, giá nhà tiếp tục tăng trong giai đoạn suy thoái, khi doanh số bán tăng nhanh sau giai đoạn giảm ngắn do các biện pháp phong tỏa.

    Tiếp đến, thu nhập khả dụng tăng nhờ các khoản hỗ trợ lớn của chính phủ cho người lao động thất nghiệp, với thu nhập của một số người còn tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, trước khi họ mất việc.

    Kinh te My co the se roi vao mot cuoc suy thoai bat thuong hinh anh 2
    Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm bán xăng ở Arlington, Virginia, Mỹ ngày 12/4. (Ảnh: THX/TTXVN)

    Thu nhập khả dụng tăng giúp nền kinh tế tránh được chu kỳ giảm sút về thu nhập và chi tiêu, điều sẽ khiến suy thoái kéo dài, và tạo cơ sở để nền kinh tế nhanh chóng phục hồi.

    Vấn đề là sự phục hồi nhanh của nền kinh tế kết hợp với các nút cổ chai về nguồn cung và tình trạng thiếu lao động đã đẩy lạm phát lên mức cao kỷ lục 40 năm.

    Các khảo sát của Đại học Michigan và tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Conference Board cho thấy do giá thực phẩm và năng lượng tăng, lạm phát bắt đầu ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng. 

    Tuy nhiên, lòng tin của người tiêu dùng thấp vẫn chưa ảnh hưởng đến chi tiêu của họ như doanh số bán lẻ gần đây cho thấy. Theo báo cáo của Chính phủ Mỹ, doanh số bán lẻ tăng 0,5% trong tháng Ba. 

    Dù vậy, tình hình có thể thay đổi nhanh chóng khi giá xăng tăng, điều có thể làm chậm chi tiêu tiêu dùng trong những tháng tới. Bên cạnh đó, chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể kéo dài đến đầu năm tới.

    Thêm vào đó, suy thoái sẽ gây ra những tác động khác đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế, với một số lĩnh vực mang tính chu kỳ như nhà ở giảm, trong khi các lĩnh vực mang tính chu kỳ khác như du lịch, lữ hành và giải trí phục hồi khi người Mỹ làm những gì họ đã bỏ lỡ trong giai đoạn phong tỏa do dịch.

    Còn các lĩnh vực không mang tính chu kỳ như y tế sẽ bùng nổ do nhu cầu bị dồn nén sau những trì hoãn trong giai đoạn dịch.

    Trong khi đó, thị trường trái phiếu đang phát đi một tín hiệu mang tính cảnh báo vốn đã đoán đúng gần như mọi đợt suy thoái trong 60 năm qua: đó là khả năng đảo ngược của đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ.

    Một đường cong lợi suất đảo ngược thường được xem là một dấu hiệu cho thấy giới đầu tư đang lo ngại về tương lai gần hơn là dài hạn, khiến lãi suất của các loại trái phiếu kỳ hạn ngắn tăng lên cao hơn lãi suất của các loại trái phiếu kỳ hạn dài.

    Dù hiện tại đường cong lợi suất vẫn chưa đảo ngược, nhưng hiện tượng này sắp diễn ra.

    Và đây không phải là một điều đáng ngạc nhiên, khi xét đến tác động của căng thẳng Nga-Ukraine, và những hệ quả về kinh tế của nó, đối với nền kinh tế toàn cầu.

    Trái phiếu chính phủ là một khoản cho vay đối với chính phủ Mỹ và thường được xem là một sự đặt cược an toàn đối với giới đầu tư vì khoản vay này hầu như không có nguy cơ không được hoàn trả.

    Trái phiếu chính phủ đã dành được sự ưu ái của giới đầu tư trong những tuần gần đây, trước tình hình bất ổn địa chính trị và các điều kiện tài chính bị thắt chặt, khu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuần trước cho biết đang cân nhắc sáu đợt tăng lãi suất trong năm nay.

    Điều này làm giảm nhu cầu của giới đầu tư đối với chứng khoán cũng như các loại tài sản rủi ro khác, và chuyển sang các kênh đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ.

    Nhưng khi nhiều người đổ xô mua trái phiếu, điều này lại khiến lợi suất giảm xuống, cuối cùng khiến trái phiếu chính phủ trở nên bớt hấp dẫn hơn. Nhiều nhà đầu tư thậm chí còn bắt đầu tìm đến các loại tài sản như Bitcoin và tiền mặt, vốn thường ít ổn định hơn so với trái phiếu.

    Một trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm thường có lãi suất cao hơn các trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn, vì tiền của nhà đầu tư được cam kết lâu dài hơn. Các loại trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn như hai năm hay ba năm thường có lãi suất thấp hơn vì các rủi ro kèm theo dễ đoán hơn so với thời gian dài.

    Nhưng khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm thấp hơn lợi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm, điều này cho thấy giới đầu tư đang có triển vọng bi quan và không muốn cam kết đồng tiền của mình.

    Và tình hình lợi suất đang diễn biến theo hướng đó: sự chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và hai năm hiện chỉ còn khoảng 0,2%, so với khoảng 1,5% thời điểm một năm trước.

    Một sự đảo ngược đường cong lợi suất đã từng diễn ra trước mọi đợt suy thoái kể từ năm 1995, theo một nghiêm cứu của Fed chi nhánh San Francisco.

    Tuy nhiên, đường cong lợi suất đảo ngược không có nghĩa là chứng khoán sắp sụp đổ. Dù sự đảo ngược này thường báo hiệu một đợt suy thoái sẽ xảy ra trong vòng 12 tháng sau đó, nhưng đôi khi là vài năm.

    Đường cong lợi suất đã từng đảo ngược vào năm 2005, nhưng phải đến năm 2007 cuộc Đại Suy thoái mới diễn ra. Lần đảo ngược gần đây nhất là vào năm 2019 đã làm dấy lên những lo ngại về một đợt suy thoái. Sau đó, đợt suy thoái này đã thực sự diễn ra, nhưng là do đại dịch COVID-19.

    Dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn đang đưa ra cảnh báo. Ông Mark Zandi, chuyên gia kinh tế trưởng của Moody's Analytics dự đoán có xác suất ít nhất là hơn 30% nền kinh tế Mỹ sẽ xảy ra một đợt suy thoái trong 12 tháng tới.

    Ông cho rằng Fed càng mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ, nền kinh tế lớn nhất thế giới này càng có nhiều khả năng rơi vào suy thoái.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Braybrook College Vùng: Braybrook. Phone: 9312 2900
Xem thêm

Trường có ó uy tín về chất lượng đào tạo học sinh.


Article sourced from VIETNAMPLUS.

Original source can be found here: http://www.vietnamplus.vn/kinh-te-my-co-the-se-roi-vao-mot-cuoc-suy-thoai-bat-thuong/783934.vnp


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ