Khi nào mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ?

16:00' 18-07-2019
Dấu hiệu chuyển dạ thường xuất hiện ở giai đoạn cuối và là dấu hiệu kết thúc thúc thời kỳ thai nghén.


    Khi nào mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ?

    Dấu hiệu chuyển dạ thường xuất hiện ở giai đoạn cuối và là dấu hiệu kết thúc thúc thời kỳ thai nghén. Ở giai đoạn sắp sinh này, cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi dấu hiệu khác thường và những dấu hiệu này không quá nguy hiểm, ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Đây là những triệu chứng báo hiệu việc sắp sinh em bé.

     

    dau hieu chuyen da som, chinh xac me bau can luu y khi sap den ngay sinh - 1
    Mẹ bầu sắp sinh thường có những dấu hiệu nhận biết rõ rệt. (Ảnh minh họa)

    Nhiều mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sớm, thường là những mẹ lần đầu mang thai. Vì thế các mẹ phải để ý, cẩn trọng với những hiện tượng này và tuyệt đối không được dùng thuốc, hay bất cứ vật dụng gì làm hạn chế, xóa bỏ cảm giác đau, mệt mỏi, đi ngoài.

    Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên nhập viện khẩn cấp để được bác sĩ khám, đưa ra kết luận sẽ đẻ mổ hay đẻ thường. Không nhập viện thì mẹ bầu có khả năng cao sẽ đẻ rơi, đẻ bất ngờ không kịp đến bệnh viện. Những trường hợp đẻ rơi, bất ngờ rất nguy hiểm và để lại biến chứng về sau cho mẹ và bé vì không có bác sĩ đỡ đẻ. Việc đó cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của mẹ và cả bé. 

    Với phụ nữ, mỗi lần sinh đẻ là một lần bước qua cửa tử, vì vậy khi có các dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 hoặc trước sau đó thì cần lưu tâm và đến đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ, đỡ đẻ một cách an toàn, dễ dàng.

    Chuyển dạ bao lâu thì sinh?

    Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau nhẹ do những cơn co thắt, dấu hiệu chuyển dạ giả hình thành. Các cơn đau này diễn ra với tần suất thưa thớt, con đau nhẹ. Nhưng với những cơn chuyển dạ thật thì thường xảy ra trước ngày dự sinh khoảng 2 tuần. Dấu hiệu chuyển dạ thật là những cơn đau thắt tử cung quằn quại, dữ dội, thậm chí là vỡ ối và kèm theo nhiều dấu hiệu khác.

    Tùy cơ địa mỗi người nên thời gian chuyển dạ sinh khác nhau. Có người chuyển dạ sinh con ngay lập tức, có người lại chờ từ 5 - 14 tiếng mới có thể sinh. Sinh con so sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn con thứ. Quá trình chuyển dạ sinh con được chia làm 3 giai đoạn cụ thể như sau.

    dau hieu chuyen da som, chinh xac me bau can luu y khi sap den ngay sinh - 3

    Quá trình chuyển dạ sinh con ở mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

    Giai đoạn đầu: Xóa, mở cổ tử cung

    Ở giai đoạn này, các cơn co thắt tử cung bắt đầu tăng mạnh về cường độ, đồng thời cổ tử cung cũng bắt đầu giãn ra. Thời gian hoạt động của việc chuyển dạ, mỗi cơn co thắt sẽ mất khoảng 45 giây, các cơn co thắt cách nhau 1 - 2 phút. Đây là giai đoạn kéo dài nhất, vất vả nhất mà các mẹ đều phải trải qua trong quá trình chuyển dạ sinh con. 

    Giai đoạn đầu này thường kéo dài đồng nghĩa với việc chị em phải chống chọi với các cơn đau ở vùng bụng, đau lưng dưới, đau tức ở tầng sinh môn, chân tay mẹ bầu có triệu chứng đau, run rẩy, thậm chí là buồn nôn, nóng hoặc rét bất thường.

    Giai đoạn 2: Sổ thai nhi

    Khi cổ tử cung được mở hoàn toàn, giai đoạn sổ thai nhi sẽ bắt đầu đẩy bé ra bên ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt. Thời gian rặn đẻ của mẹ thường là 1 tiếng đồng hồ với con so, và nhanh hơn với con rạ. Trong giai đoạn này, các cơn co thắt vẫn xuất hiện đều, mạnh nhưng không đau dữ dội như giai đoạn 1.

    Giai đoạn 3: Sổ nhau thai 

    Đây là giai đoạn sau khi em bé đã ra đời, nhưng lúc này cổ tử cung vẫn làm nhiệm vụ co bóp, nhau thai bong ra thành tử cung và được đẩy đi ra bằng đường âm đạo. Trong giai đoạn này, các mẹ sẽ không thấy đau thắt như trước, cơn đau nhẹ nhàng như bị “đèn đỏ” mỗi tháng.  Giai đoạn này, các mẹ nên cố rặn để đẩy hết, sạch nhau thai ra ngoài để hoàn tất quá trình chuyển dạ, vượt cạn an toàn.

    Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

    Vỡ ối

    Khi mẹ bầu vỡ ối, buộc phải nhập viện khẩn cấp. Việc vỡ ối sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không tới bệnh viện. Màng ối có tác dụng giúp thai nhi bao bọc, bảo vệ thai, giúp lúc bé chào đời qua âm đạo của mẹ dễ dàng hơn vì có chất bôi trơn của nước ối. Từ tuần 38 trở đi, các mẹ bầu sẽ dễ gặp dấu hiệu chuyển dạ thực sự này. 

    dau hieu chuyen da som, chinh xac me bau can luu y khi sap den ngay sinh - 4

    Khi có dấu hiệu rò rỉ nước ối, vỡ ối mẹ nên di chuyển tới viện ngay. (Ảnh minh họa)

    Việc vỡ nước ối nhưng mẹ không nhập viện ngay sẽ khiến thai nhi gặp khó khăn khi chào đời. Vì thế khi có dấu hiệu rò rỉ nước ối, vỡ ối mẹ nên di chuyển tới viện ngay để được bác sĩ can thiệp, đưa ra cách đỡ đẻ tốt, an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

    Xuất hiện các cơn thắt cổ tử cung nhiều, mạnh hơn

    Ở tuần 37 trở đi, mẹ bầu dễ gặp hiện tượng bị đau mạnh, quặn thắt lại. Đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thật. Nó là các cơn co thắt cổ tử cung, các chị em sẽ thấy đau dữ dội, khó chịu. Các cơn đau này sẽ bắt đầu từ lưng dưới xuống bụng dưới và dồn đến 2 chân. 

    Là dấu hiệu sắp sinh nên tần suất cơn co thắt sẽ xuất hiện nhiều, liên tục, các cơn đau cách nhau chỉ 5 phút. Việc cổ tử cung co thắt mạnh, tạo nên những cơn đau gây cảm giác khó chịu cho mẹ là dấu hiệu bé sắp chào đời. Mẹ không quá lo lắng về vấn đề này, nhưng khi có hiện tượng đau, co thắt thì nên tới viện ngay lập tức.

    Dấu hiệu chuyển dạ ra dịch nhầy, ra máu hồng

    Nếu mẹ bầu để ý, gần kề ngày sinh lượng dịch nhầy ở âm đạo sẽ được tiết ra nhiều, đặc hơn thông thường. Hiện tượng này là do nút nhầy bịt kín cổ tử cung có tác dụng ngăn viêm nhiễm, nó sẽ bong ra trong cổ tử cung.

    dau hieu chuyen da som, chinh xac me bau can luu y khi sap den ngay sinh - 5

    Có dấu hiệu ra dịch nhầy, máu hồng mẹ bầu nên đến bệnh viện theo dõi sớm. (Ảnh minh họa)

    Nút nhầy này có dấu hiệu nhận dạng là một miếng lớn hay nhỏ có màu vàng nhạt, sền sệt, màu gần giống lòng trắng trứng gà. Nếu nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Nhiều người gọi đây là máu hồng hay gọi là máu báo sắp sinh. Khi các dịch nhầy, máu báo sinh này xuất hiện nó báo hiệu cho mẹ biết đây là dấu hiệu chuyển dạ sinh mẹ cần lưu ý.

    Dấu hiệu chuyển dạ ra dịch nhầy, ra máu hồng mới là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh em bé chứ chưa sinh ngay. Vì phải chờ cổ tử cung mở thì mới chính xác được. Nhưng có hiện “máu báo sinh” các mẹ nên đến viện để bác sĩ theo dõi, kịp thời đỡ đẻ.

    Bị chuột rút, đau lưng nhiều

    Từ tuần 37 hoặc 38 mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng bị chuột rút, đau lưng nhiều liên tục, di chuyển khó khăn đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu. Khi ở giai đoạn cuối thai kỳ, các cơ khớp ở xương chậu và tử cung được kéo dãn ra để chuẩn bị tốt nhất cho việc bé chào đời nên mẹ luôn có triệu chứng đau lưng, mệt mỏi, chuột rút.

    Trường hợp bị chuột rút, đau lưng nhiều, không thể chịu được mẹ nên đến viện ngay để bác sĩ khám, theo dõi để đảm bảo an toàn, sức khỏe tốt nhất cho mẹ.

    dau hieu chuyen da som, chinh xac me bau can luu y khi sap den ngay sinh - 6

    Ở tuần 37 trở đi mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp tình trạng đau lưng, chuột rút. (Ảnh minh họa)

    Bụng bầu tụt xuống dưới 

    Với những mẹ lần đầu mang thai, dấu hiệu chuyển dạ này thường biểu hiện rất rõ. Trước 1, 2 tuần bé chào đời, thai sẽ dịch chuyển xuống phía bụng dưới của mẹ để dễ cho việc sinh đẻ. Nhưng với những người sinh con thứ thì dấu hiệu này không rõ, chỉ thấy rõ khi bắt đầu chuyển dạ thật. 

    Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu chuyển dạ trước 1 tuần, vì thế mẹ nên chuẩn bị đến viện khám, chờ đẻ và bắt đầu vượt cạn.

    Cổ tử cung mở

    Một trong những dấu hiệu chuyển dạ thực sự, cần phải đến viện gấp mẹ bầu nên lưu ý là việc cổ tử cung mở. Cổ tử cung mở tức bé đã sẵn sàng chào đời. Tốc độ mở của từng mẹ bầu khác nhau, có người nhanh người chậm. Nhưng để an toàn, chính xác nhất mẹ nên tới viện kiểm tra và chuẩn bị tâm lý lâm bồn.

    dau hieu chuyen da som, chinh xac me bau can luu y khi sap den ngay sinh - 7

    Để chuẩn bị tốt nhất cho lần sinh đẻ khi có các dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên tới viện khẩn cấp. (Ảnh minh họa)

    Tín hiệu này rất chuẩn, chính xác về việc mẹ sắp sinh em bé. Vì thế, thấy cổ tử cung mở, dù chưa có những cơn co thắt đau bụng quằn quại, ra dịch hồng… thì mẹ cũng nên đến viện nằm theo dõi. 

    Mệt mỏi, uể oải, chán ăn

    Cận kề ngày sinh, mẹ bầu luôn có những triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chán ăn, muốn nằm một chỗ, lười vận động… Những triệu chứng này là do tâm lý lo lắng, hoang mang trước khi sinh. Bụng càng to, mẹ đi lại càng khó khăn, kèm theo những cơn đau co thắt, đau lưng, lúc nào cũng thấy mệt là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý.

    Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần, liên tục qua các ngày thì mẹ nên tới các bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi. Dấu hiệu chuyển dạ này thường các mẹ không để ý vì nó giống biểu hiện của người bình thường, nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh của mẹ bầu.

    Không tăng cân hoặc sụt cân

    Từ khi có bầu, mẹ bầu sẽ tăng cân đáng kể theo tháng. Nhưng ở cuối tuần thứ 38, 39 mẹ bầu sẽ không tăng cân, thậm chí còn bị sụt cân. Nguyên nhân là do lượng nước ối trong bụng mẹ đang giảm dần xuống để chuẩn bị cho quá trình em bé chào đời. Vì vậy mẹ không cần lo ngại gì về vấn đề này.

    dau hieu chuyen da som, chinh xac me bau can luu y khi sap den ngay sinh - 8

    Từ tuần thứ 38, 39 mẹ bầu sẽ không tăng cân, thậm chí còn bị sụt cân. (Ảnh minh họa)

    Trường hợp sụt cân từ 2kg trở đi, trong thời gian ngắn mẹ nên đến việc kiểm tra ngay. Nhưng nếu mẹ vẫn giữ nguyên cân nặng, giảm cân không đáng kể thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng tốt nhất, ở những tuần cuối thai kỳ mẹ bầu nên tích cực đi khám thai để rõ nhất về thời gian sinh.

    Tiêu chảy

    Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có dấu hiệu bị tiêu chảy mà không rõ nguyên nhân dù đã có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo thì mẹ đừng quá lo lắng. Đây là dấu hiệu báo hiệu mẹ chuyển dạ sắp sinh. 

    Nguyên nhân mẹ bị tiêu chảy cuối thai kỳ là do đường ruột của mẹ tự vệ sinh để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới. 

    Có dấu hiệu này và bị nhiều tiêu chảy trong nhiều ngày mẹ bầu nên tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám, không tự ý dùng thuốc chữa tiêu chảy vì đây là tín hiệu báo bé yêu sắp chào đời.

    Đi tiểu nhiều 

    Gần cuối tháng sinh, mẹ sẽ có tình trạng đi tiểu nhiều hơn thông thường. Do thai nhi tụt xuống phần xương chậu phía dưới tạo áp lực lên bàng quang, vì thế mẹ hay buồn tiểu, đi nhiều lần trong ngày.

    Đây cũng là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý, mặc dù dấu hiệu này hơi khó nhận biết.

    dau hieu chuyen da som, chinh xac me bau can luu y khi sap den ngay sinh - 9

    Nếu có các dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên tới viện kiểm tra, theo dõi ngay. (Ảnh minh họa)

    Các khớp giãn ra

    Về những tuần cuối của kỳ cuối thai kỳ, phần khung xương chậu của mẹ được mở rộng, giãn ra. Tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình chuyển dạ bắt đầu và hoạt động một cách tốt nhất.

    Khi thấy các cơ, khớp giãn ra mẹ đừng quá lo lắng. Vì đây chỉ là một trong những dấu hiệu của việc chuẩn bị chuyển dạ sinh con thôi.

    Vùng kín sưng nề

    Do thai quay đầu, lớn ở những tháng cuối, với sự thay đổi của nội tiết tố, các dây thần kinh làm cho các mạch máu được nuôi dưỡng ở tầng sinh môn, âm đạo giãn rộng ra. Hiện tượng vùng kín của mẹ sưng là dấu hiệu của chuyển dạ sau sinh, nó sẽ giúp thai nhi dễ dàng ra ngoài hơn.

    Dấu hiệu này không có gì nguy hại nên mẹ không cần lo lắng quá. 

    Mẹ bầu lưu ý, thời gian dự kiến sinh chưa chắc là chính xác 100%. Có người sẽ sinh sớm hoặc sinh muộn hơn ngày sinh dự kiến, vì thế khi thấy có những dấu hiệu chuyển dạ thật hay quá ngày dự sinh chưa có dấu hiệu gì mẹ nên tới bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ tư vấn, đưa ra phương pháp sinh đẻ phù hợp, an toàn nhất để chào đón bé yêu ra đời.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Australian Whisky Auctions Vùng: Port Melbourne. Phone: 0458 696 103
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: http://eva.vn/https://eva.vn/ba-bau/dau-hieu-chuyen-da-som-chinh-xac-me-bau-can-luu-y-khi-sap-den-ngay-sinh-c85a399012.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ