Khi được hỏi về tiền lương, nếu bạn không muốn trả lời, hãy thử áp dụng 3 kỹ năng sau đây
Lương thưởng, thu nhập: Vấn đề “nhạy cảm” muôn thuở
Hai nhà nghiên cứu từ Trường Kinh doanh Harvard và Trường Quản lý Anderson của UCLA đã công bố một báo cáo về tiền lương cách đây vài tháng. Thông qua đó, họ cố gắng tìm hiểu xem mọi người biết gì về mức lương của đồng nghiệp, cũng như sự khác biệt về tiền lương đối với các cá nhân sẽ đem lại tác động như thế nào.
Kết quả cho thấy hầu hết mọi người rõ ràng đánh giá thấp thu nhập của sếp, và khi biết con số thực, họ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn. Khi biết đồng nghiệp cùng làm một bộ phận kiếm được nhiều tiền hơn, họ lại bắt đầu cảm thấy lười biếng hơn.
Nghiên cứu được thực hiện tại một ngân hàng thương mại lớn ở châu Á, bao gồm khoảng 2.000 nhân viên ở tất cả các cấp của tổ chức. Đầu tiên, nhân viên đưa ra ước tính lương của họ cho đồng nghiệp và người quản lý, thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến và họ đúng khoảng 50%.
Trong năm tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã đào sâu vào dữ liệu của công ty, bao gồm thời gian tham dự của nhân viên, hoạt động email và hiệu suất bán hàng. Kết quả cho thấy, những nhân viên phát hiện ra rằng, hóa ra sếp của họ được trả nhiều hơn 10% với họ nghĩ thì sẽ dành nhiều thời gian làm việc hơn, gửi nhiều email hơn và tăng doanh số bán hàng lên 1,1%. Con số này thậm chí còn cao hơn đối với những nhân viên có cấp bậc gần quản lý hơn. Báo cáo viết: “Dường như việc biết được số lương thưởng của cấp trên khiến họ có thêm động lực và ham muốn để thăng tiến.”
Mặt khác, những nhân viên nhận thấy đồng nghiệp của họ kiếm được nhiều hơn 10% so với họ mong đợi thì bất ngờ lại tỏ ra lười biếng hơn. Thời gian làm việc tại văn phòng giảm 9,4%, email giảm 4,3% và doanh số bán hàng giảm 7,3%.
Một nghiên cứu khác vào năm 2011 của các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley và Princeton đã phát hiện ra rằng, nếu phát hiện mức lương của mình thấp nhất, đa phần người lao động sẽ muốn nghỉ việc ngay, thay vì cố gắng để tăng lương.
Theo nghĩa này, việc hầu hết các công ty thực hiện việc giữ bí mật tiền lương không phải là không có lý do. Mọi người có thể nhạy cảm hơn họ nghĩ khi nói đến vấn đề này.
Biết nhạy cảm nhưng vẫn có kẻ tò mò, từ chối sao cho khéo?
Khi được hỏi về tiền lương, nếu không muốn trả lời, bạn hãy thử áp dụng 3 kỹ năng sau đây.
1. Câu trả lời khiêm tốn, không xúc phạm
Cây viết ẩm thực Anthony đã từng nói: "Đầu tiên chúng ta phát triển một thói quen, sau đó thói quen sẽ tạo nên chúng ta". Hãy phát triển thói quen suy nghĩ cẩn thận trước khi làm điều gì đó, cho dù thế nào đi nữa, bạn sẽ "an toàn" ở nơi làm việc.
Khi đồng nghiệp hỏi về mức lương của mình, đừng trả lời trực tiếp mức lương bạn nhận được. Thay vào đó, hãy sử dụng phương pháp hạ mình khiêm tốn để "giữ bí mật" cho bản thân và giữ thể diện cho đồng nghiệp.
Chẳng hạn: "Lương của tôi không nhiều, chỉ đủ nuôi gia đình, bây giờ tôi vẫn cần tiếp tục làm việc chăm chỉ để tạo ra nhiều hiệu suất cho công ty để mong tăng lương đây!"
Phương pháp khéo léo này không chỉ tránh trả lời trực tiếp câu hỏi lương bạn bao nhiêu, mà còn giải quyết khéo léo sự lúng túng của đồng nghiệp khi đặt câu hỏi.
2. Đừng trả lời, hãy đặt câu hỏi
Cho dù trong công việc hay cuộc sống, bạn khó có thể tránh khỏi những lúc gượng gạo khi bị hỏi về tiền lương. Có người sẽ không muốn tiết lộ, có người lại thẳng thừng kể hết từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là cách xử lý vẹn toàn.
Trong trường hợp đã từ chối mà người ta vẫn tiếp tục dò hỏi, bạn có thể chuyển thế bị động thành chủ động khi hỏi ngược đối phương: “Tôi thấy lương mình cũng giống mọi người mà. Chẳng lẽ lương của bạn khác à?”
Bằng cách này, đối phương sẽ không muốn tiếp tục đề tài lương thưởng, và bạn sẽ bảo vệ được quyền riêng tư của chính mình.
3. Thay đổi chủ đề, né tránh một cách khéo léo
Đôi khi bạn gặp một đồng nghiệp thân thiết hỏi về mức lương của mình, vì ngại nên bạn không muốn từ chối trả lời trực tiếp. Trong trường hợp này, thay đổi chủ đề để đánh lạc hướng sự chú ý của người khác là một cách bảo vệ bản thân. Điều này không những thể hiện bạn có chỉ số EQ cao mà còn không gây thù với người khác.
Chẳng hạn như: "Lương có bõ bèn gì đâu nhưng công việc nặng nhọc lắm, tăng ca suốt ngày. Anh có muốn chuyển sang bộ phận này không, tôi nhường luôn!"
Đối phương nhận thấy không dò hỏi được gì nên giả bộ bối rối, rồi chuyển qua nói chuyện về chủ đề khác.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/ngung-ngay-viec-hoi-ve-luong-thuong-dong-nghiep-yeu-cau-co-ban-nhat-cua-1-nguoi-co-to-chat-20230322075500297.chn