Gọi hồn là gì? Có nên gọi hồn hay không?
1. Gọi hồn là gì?
Theo Phật giáo, con người được cấu tạo gồm 5 thành phần, trong đó 4 thành phần không nhìn thấy được, gọi tạm là phần hồn, thành phần còn lại là thân xác, chỉ đóng vai trò thể hiện 4 cái thành phần hồn kia ra ngoài.
Một số người có khả năng ngoại cảm có thể tạo liên kết với phần hồn, dù có thân xác hay không có thân xác, nếu có thân xác thì là người thường đang sống, không có thân xác thì là người đã chết. Dù phần hồn hay phần xác thì sau khi chết cũng tan biến hết, nhanh hay chậm thì tùy điều kiện cụ thể, chỉ có một thứ lưu lại và đi vào bào thai để nhận kiếp sống mới.
Khái niệm gọi hồn được hiểu là linh hồn người đã chết có thể mượn thể xác của một người còn sống để có thể trò chuyện với người đang ở dương gian. Người ta tin rằng một số người có khả năng đặc biệt có thể giao lưu được với người ở thế giới tâm linh hay còn được gọi là thầy cúng hoặc người có khả năng ngoại cảm (nhà ngoại cảm).
Hồn mượn tạm thể xác của ai đó phù hợp với năng lượng của họ để có thể trò chuyện. Cho dù họ nhập vào ai thì người đó nói những chuyện mà nội trong gia đình mới biết, thậm chí giọng điệu, phong cách cũng giống y hệt người đã khuất.
2. Có nên gọi hồn hay không?
Theo Phật giáo, người chết rồi quan trọng nhất là được sớm đầu thai để bắt đầu cuộc sống khác. Cõi âm chỉ như một trạm dừng nghỉ tạm thời trước khi chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, không ai ở đấy mãi, nên không nên chú trọng đến nó quá. Có người đầu thai ngay khi vừa chết, còn không thì nội trong 49 ngày sẽ đầu thai, có những trường hợp sẽ lâu hơn, mà nhiều khi lâu hơn là do người trần níu kéo.
Lên cõi trời thì không gọi hồn được, vào địa ngục, người, súc sinh cũng không gọi hồn được. Chỉ có tái sinh lên cõi thần hoặc vào cõi ngạ quỷ mới gọi hồn được, thông thường gọi hồn được thì hồn ấy thường là ngạ quỷ, vì các cô đồng thì chưa đủ sức để triệu những vị thần về được.
Tái sinh vào cõi ngạ quỷ, hồn có thể về, nhưng có khẳng định được hồn ấy là bố mẹ, là thân nhân của mình không thì chưa biết, có khi là ngạ quỷ khác về, nhưng tự xưng là người thân nhà mình, họ cũng biết hết mọi chuyện nhà mình.
Nếu gọi hồn chỉ để hỏi người chết có thiếu gì không, có ước nguyện gì không sẽ là không có ích gì vì sau khi đầu thai họ đã quên sạch rồi, còn nếu đang ở ngạ quỷ mà chúng ta càng khơi gợi thêm lòng tham đắm trong họ thì không biết bao giờ mới được giải thoát khỏi ngạ quỷ.
Mời bạn tham khảo: Người mới mất có hay về nhà? Người chết đi về đâu trong 49 ngày?
Người chết càng hoang mang hay lưu luyến thân xác cũ và người thân, đáng lẽ nên đi đầu thai để có cuộc sống mới thì lại cứ vất vưởng lang thang, cộng thêm việc người thân gọi hồn làm níu kéo lại càng chậm trễ việc đầu thai.
Thành ra gọi hồn lúc này không những không có lợi mà còn có hại. Thay vì gọi hồn thì hãy cầu mong người thân sớm được đầu thai và đầu thai vào cõi tốt hơn.
Chính vì lẽ này nên nhà Phật cấm không cho gọi hồn, hãy để người chết được yên. Cho nên muốn tốt cho người đã mất thì tốt nhất là làm các việc tốt tạo phước, tích phúc tích đức, trì Kinh, niệm Phật, sám hối cho vong hồn người mất.
Trường hợp người chết đã chết lâu rồi, 2-3 năm (giả sử không có oan khuất đã đầu thai kiếp khác rồi) tại sao vẫn gọi hồn được? Một là vì phần hồn chưa tan biến hết (cũng như phần xác chưa phân hủy hết) nên các bà đồng vẫn có thể tạo được liên kết với những phần hồn còn sót lại đó và lấy được thông tin từ đó, giống như dữ liệu trong một ổ đĩa hỏng, có thể tìm cách lấy thông tin ra nhưng không ghi thêm được vào.
Hai là nếu phần hồn đã tan biến hết thì bà đồng có thể liên kết với phần hồn của chính người thân đến nhờ gọi hồn để lấy thông tin. Dựa vào các thông tin này bà đồng có thể đóng vai người chết nói chuyện với gia quyến, chuyện “thâm cung bí sử” chỉ người nhà mới biết.
Thật ra thì tất cả chỉ có vậy, chỉ là những thông tin cũ, phần hồn chưa tan biến hết đó không thể tự phát sinh nhu cầu cần quần áo, tiền bạc, không thể đoán trước được tương lai.
Nhưng do người nhà đã tin rồi, nên phần sau thì bà đồng yêu cầu đặt lễ nhiều, hoặc thậm chí là đòi lập đàn cúng bái tế lễ hoặc đơn giản chỉ là làm ra vẻ quan trọng để nâng cao danh tiếng. Trong bối cảnh cầu cúng mang sắc thái thần quyền đang nở rộ hiện nay, chúng ta cần có chính kiến trong việc thờ cúng để khỏi rơi vào tà kiến, mê tín dị đoan.
Tóm lại, gọi hồn không những không có lợi mà còn có hại cả cho người sống lẫn người chết. Trừ những trường hợp hết sức đặc biệt (chết oan không đầu thai được) thì không nên gọi hồn. Nếu tin vào việc gọi hồn (sau 49 ngày) thì cũng là phủ định việc người thân của mình được đầu thai một kiếp sống mới tốt đẹp hơn.
Theo giáo lý Nhân quả – Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện… chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi chứ không can thiệp sâu vào khuynh hướng tái sanh của họ.
Vì mỗi người đều phải “thừa tự” nghiệp lực của chính mình. Để được giải thoát, tự thân hương linh phải tỉnh thức và hướng thiện. Không ai có thể cứu vớt chúng ta ngoại trừ những nỗ lực tu tập của chính chúng ta.
Do vậy, khi người thân mất đi, trách nhiệm của chúng ta là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong họ siêu thoát. Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, thân nhân chỉ trợ duyên mà không thể can thiệp được.
Cho nên, không cần gọi hồn, triệu hồn, cầu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân.
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/goi-hon-la-gi-gia-dinh-co-nen-goi-hon-nguoi-da-khuat-hay-khong.html