Gội đầu đúng cách để bảo vệ tóc và sức khỏe
1. Thời gian tốt nhất để gội đầu là 9 giờ tối
Vì 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng là thời kỳ tái tạo và hoạt động của tế bào da đầu nên việc gội đầu trước thời điểm này có thể thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da đầu. Trên thực tế, từ 1 giờ chiều đến 10 giờ tối thích hợp để gội đầu hơn. Thời gian gội đầu không tốt là sau 10 giờ tối.
2. Làm khô tóc trước khi đi ngủ
Đi ngủ với mái tóc ướt có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như dễ bị cảm lạnh, vảy tóc dễ hư tổn, tăng rụng tóc, tóc thô xơ… Trước khi đi ngủ, hãy đảm bảo rằng tóc bạn đã khô hơn 90%, điều này có thể làm giảm tổn thương cho lớp biểu bì và giữ cho tóc mềm mại lâu dài.
3. Không chải tóc khi đang ướt
Vừa gội đầu xong, lớp biểu bì vẫn còn mở, nếu chải tóc quá nhiều lần lúc này sẽ khiến lớp biểu bì bị tổn thương, tóc sẽ xơ xác sau khi khô.
4. Không gãi da đầu bằng móng tay
Không dùng móng tay gãi vào da đầu trong khi gội, cách này tuy thoải mái nhưng có thể gây tổn thương da đầu, cách đúng là dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào da đầu.
5. Không đổ dầu gội trực tiếp lên đầu
Phải đổ dầu gội vào lòng bàn tay và pha loãng với nước trước khi gội đầu. Nếu bạn đổ trực tiếp dầu gội lên da đầu sẽ dễ gây ra tình trạng tồn dư hóa chất, đồng thời hiệu quả làm sạch không tốt (không có lợi cho việc tạo bọt).
6. Nhiệt độ nước khoảng 40 độ
Gội đầu bằng nước lạnh là cách dễ gây kích ứng da đầu nhất và có thể dẫn đến rụng tóc. Gội đầu bằng nước quá nóng cũng sẽ làm tổn thương các nang tóc, nhiệt độ nước tốt nhất là khoảng 40 độ, bạn cảm thấy nước ấm hơn nhiệt độ cơ thể một chút là được.
7. Không nên gội đầu hàng ngày
Nếu tóc không nhờn thì không nên gội đầu hàng ngày, bởi gội đầu hàng ngày khiến lớp biểu bì của tóc bị hở, làm tóc trở nên khô và dễ gãy hơn. Do đó, điều này dẫn đến rối tóc và khi bạn chải, lược có thể bị kẹt, gây hỏng tóc. Nhưng một số người tóc nhiều dầu thì có thể gội đầu 2 ngày một lần, để giữ sạch sẽ.
8. Khi gội đầu nên để đầu hơi thấp
Khi gội đầu dưới vòi hoa sen, nhiều người đứng thẳng, do đó tác động của nước có thể khiến tóc trên đỉnh đầu rụng nhiều hơn những nơi khác, vì vậy cách tốt nhất là cúi đầu xuống ngang với tim, điều này có thể giảm thiểu tình trạng rụng tóc trên đỉnh đầu, đồng thời cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu trong đầu.
9. Không sử dụng loại dầu gội có chứa chất silicon
Chất silicon có tác dụng tạo cảm giác suôn mượt cho tóc, giúp sợi tóc mềm mại hơn. Tuy nhiên nếu tóc bạn quá nhờn và không thể gội sạch được, hãy cân nhắc sử dụng dầu gội không chứa silicone. Loại dầu gội này có khả năng làm sạch tốt hơn và tạo cảm giác sảng khoái hơn sau khi gội.
10. Sau khi gội đầu, nhớ lau khô trước
Nhiều người đợi tóc khô tự nhiên sau khi gội đầu, điều này thực sự không tốt. Khi gội đầu, lớp biểu bì của tóc mở ra, đồng nghĩa với việc dễ gãy, vi khuẩn và bụi bẩn sẽ bay vào. Vì vậy, sau khi gội đầu, tốt nhất bạn nên lau bằng khăn cho đến khi khô 60% hoặc 70% để thúc đẩy quá trình đóng của lớp biểu bì, có lợi hơn để giảm tổn thương cho tóc.
Gội đầu đúng cách
1. Chải tóc trước khi gội đầu để làm trôi đi bụi bẩn và vảy (tế bào chết) trên da đầu.
2. Làm ướt tóc cho đến khi lớp dưới cùng ướt như lớp trên, đổ dầu gội vào lòng bàn tay, pha loãng với nước và tạo bọt. Không đổ dầu gội trực tiếp lên tóc vì điều này có thể kích thích da đầu quá mức và gây ra gàu.
3. Xoa đều dầu gội lên thân tóc và massage nhẹ nhàng cho đến khi tạo thành một lớp bọt dày. Dành khoảng 3 phút để massage da đầu.
4. Dành 1 đến 2 phút xả tóc để đảm bảo tóc không còn xà phòng, tránh tình trạng làm nặng tóc, tóc bết, từ đó sản sinh ra nhiều gàu.
5. Thoa dầu xả từ giữa thân tóc xuống đuôi tóc, ủ từ 3-5 phút.
6. Sau khi ủ tóc với dầu xả, bạn cần xả tóc với nước sạch để cuốn trôi đi hết các tạp chất còn đang tồn đọng trên mái tóc.
7. Sau khi xả sạch tóc, bạn hãy lấy khăn mềm lau khô tóc bằng cách vỗ nhẹ để tóc khô thay vì vò đầu mạnh.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/goi-dau-buoi-sang-hay-buoi-toi-hai-hon-moi-nguoi-deu-sai-khi-lam-nguoc-theo-kieu-nay-c131a513780.html