"Fat shaming" từ trong gia đình

19:00' 07-06-2021
Định kiến về cân nặng (Fat shaming) trở thành vấn đề lớn trong y tế cộng đồng khi những người thừa cân mặc cảm và né tránh chăm sóc sức khỏe.


    Theo CNN, trong một nghiên cứu mới liên quan đến định kiến về cân nặng ở 6 quốc gia gồm Australia, Canada, Pháp, Đức, Anh và Mỹ, 14.000 thành viên của chương trình giảm cân Weight Watchers đã tham gia khảo sát từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2020. Hơn một nửa trong số đó cho biết họ từng phải hứng chịu những lời chê bai về cân nặng từ bác sĩ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

    Chuyên gia Rebecca Puhl, phó giám đốc tại Rudd Center về chính sách thực phẩm và béo phì tại Đại học Connecticut, tác giả chính của hai nghiên cứu mới về định kiến cân nặng, cho rằng sự phổ biến của tình trạng này rất đáng báo động, bởi những yếu tố dẫn đến sự thừa cân thường phức tạp và nằm ngoài tầm kiểm soát cá nhân.

    “Xã hội của chúng ta tạo điều kiện cho bệnh béo phì với hàng loạt đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và sự hạn chế vận động. Chúng ta cũng đang ngó lơ những yếu tố khác như di truyền, môi trường, giá thực phẩm hay khả năng tiếp cận lương thực”, bà Puhl nói.

    “Định kiến càng được thúc đẩy bởi niềm tin sai lệch rằng chỉ cần cố gắng, bạn sẽ có được cơ thể mình mong muốn. Điều cốt yếu là sự tôn trọng và đối xử công bằng với những người có hình dáng khác nhau”, bà nhận định thêm.

    File image of a woman stepping on weigh scales.

    Credit: Getty Images

    Định kiến

    Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học International Journal of Obesity, 76-88% người được khảo sát bị chế giễu về cân nặng bởi cha mẹ, anh chị em hoặc những người thân khác, nhất là vào thời thơ ấu và niên thiếu.

    “Người nhà có thể nói họ mập mạp, có cặp đùi to hoặc sẽ không bao giờ có người yêu vì cân nặng đó. Những lời như vậy có ảnh hưởng tâm lý lâu dài”, bà Puhl cho biết.

    Việc bị miệt thị ngoại hình (body shaming) không dừng ở thời thơ ấu. 22-30% người tham gia khảo sát cho biết họ bị bình phẩm về ngoại hình lần đầu lúc khoảng 10 tuổi, nhưng tình trạng này kéo dài tới tận lúc họ trưởng thành.

    “Kết quả của nghiên cứu cho thấy môi trường gia đình là vấn đề thường bị bỏ quên khi nói về định kiến với cân nặng. Chúng ta cần chú ý và giúp đỡ các gia đình có những cuộc hội thoại mang tính khích lệ, động viên hơn”, bà nhận định.

    File image of a child standing on floor scales.

    Credit: Getty Images

    Sau gia đình, trường học và nơi làm việc là hai môi trường tiếp theo trong nấc thang định kiến về cân nặng. 72-81% người tham gia khảo sát cho biết họ từng bị trêu chọc hoặc bắt nạt tại trường học vì cân nặng. 54-62% nói rằng họ từng bị đồng nghiệp đối xử tương tự tại nơi làm việc.

    Ngay cả bạn bè cũng có khả năng bộc lộ định kiến về cân nặng của nhau với 49-66% người được khảo sát từng nhận những lời bình phẩm tiêu cực từ bạn mình.

    “Mọi người đang phải trải qua định kiến về cân nặng ở nhiều mối quan hệ và bối cảnh khác nhau, có thể tại nơi chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc hoặc ở nhà”, bà Puhl nhận xét.

    Không dám đi khám vì mặc cảm

    Nghiên cứu cho thấy 63-74% số người được khảo sát ở Australia, Canada, Pháp, Đức, Anh và Mỹ cảm thấy bị coi thường vì cân nặng của họ khi đi khám chữa bệnh.

    Ở 6 quốc gia, những người tiếp thu định kiến về ngoại hình và đổ lỗi cho bản thân có xu hướng né tránh việc chăm sóc sức khỏe hơn.

    "Họ sẽ ít đi khám định kì vì cho rằng bác sĩ đang đánh giá họ qua cân nặng và không tôn trọng, lắng nghe nhu cầu của họ", Puhl nói.

    The fat-shaming by family members didn’t end in childhood, the study found.

    Credit: Getty Images

    Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy khi mọi người phải chịu định kiến về cân nặng và đổ lỗi cho bản thân, họ sẽ dễ tăng cân hơn.

    "Mọi người hay quan niệm rằng lời phê bình hay sự xấu hổ sẽ giúp người khác có động lực giảm cân. Tuy nhiên, trên thực tế, định kiến về cân nặng sẽ góp phần vào các hành vi ăn uống không lành mạnh, giảm hoạt động thể chất, cuối cùng là tăng cân", bà Puhl giải thích.

    Xu hướng đó cũng được thấy trong cả hai nghiên cứu ở tất cả các quốc gia: Mọi người càng đổ lỗi cho bản thân về cân nặng của họ, thì mức tăng cân càng lớn, khiến họ càng tìm đến đồ ăn để đối phó với căng thẳng.

    “Những phát hiện này không chỉ cho chúng tôi lý do thuyết phục để giải quyết định kiến về cân nặng trong ngành y tế mà còn giúp mọi người ngưng tự trách vì hình thể của mình”, bà chia sẻ.

    File image of a nutritionist giving a consultation to a patient.

    Credit: Getty Images

    Thay đổi toàn diện

    Sự thay đổi trong thái độ cần bắt đầu tại nhà với những cuộc hội thoại về thói quen lành mạnh mà không làm đứa trẻ cảm thấy bị đánh giá về ngoại hình của mình.

    “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi các bậc cha mẹ chuyển chủ đề từ cân nặng sang sức khỏe, cuộc trò chuyện sẽ hiệu quả hơn”, bàPuhl cho biết.

    Các thiếu niên thường thích được nghe những từ trung tính như “chỉ số BMI” hoặc “cân nặng” thay vì “béo phì” hay “mập mạp”. Tuy nhiên, điều đó cũng phụ thuộc vào sở thích và giới tính.

    “Các bạn nữ vẫn có thể cảm thấy căng thẳng dù cha mẹ nói về cân nặng một cách trung tính. Bởi vậy, tốt nhất là không đề cập tới vấn đề đó”, bà Puhl nói.

    Ngoài việc thay đổi thái độ cá nhân về béo phì, chính quyền địa phương, tiểu bang và quốc gia cần đóng góp chống lại định kiến về cân nặng.

    Tuyên bố kêu gọi kết thúc định kiến về cân nặng của bà Puhl đã được ký bởi 100 tổ chức y tế quốc tế.

    Bà nói rằng, thay đổi chính sách cũng có thể được thực hiện trong các trường học, bằng cách đảm bảo rằng trẻ em được bảo vệ khỏi bắt nạt dựa trên cân nặng.

    "Nhiều trường học có chương trình giảng dạy đa dạng, và chúng ta cần đảm bảo rằng trọng lượng là một phần của việc giảng dạy đa dạng đó", bà nói. "Tuyệt đối, chúng ta cần phải nói về chủng tộc và dân tộc và xu hướng tình dục và tôn giáo, nhưng chúng ta cũng cần đảm bảo rằng sự đa dạng trọng lượng cũng được bao phủ."

    Các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí International Journal of Obesity ngày 1/6.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Shou Sumiyaki Vùng: Melbourne. Phone: 9663 0801
Xem thêm

ẩm thực đặc sắc của Nhật Bản, thịt bò wagyu thượng hạng


Article sourced from 7news.


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ