Đại dịch bùng phát đẩy nhiều phụ nữ và trẻ em vào tuyệt vọng
Nhật Bản là một trong số ít quốc gia thường xuyên cập nhật số liệu về tự tử do đây là "quốc nạn" kéo dài dai dẳng. Những số liệu này cũng có thể phần nào phản ánh tình trạng của các quốc gia khác trên thế giới do tình trạng thất nghiệp tràn lan và cách ly xã hội.
Các nhà xã hội học cảnh báo rằng, một số biện pháp ngăn chặn đại dịch có thể dẫn tới sự gián đoạn của các hoạt động kinh tế, xã hội và khiến nhiều người chết hơn do dịch bệnh.
Ảnh: Journal for Mental Health.
Ở Nhật Bản, tỉ lệ tự tử giảm đi nhưng vẫn ở mức cao với 13.000 người chết trong năm nay trong khi số người chết vì COVID-19 chưa tới 2.000 người. Theo các số liệu của chính phủ Nhật, số người tự tử trong tháng 8 tăng 15,4% so với cùng kì năm ngoái với 1.854 người chết. Mặc dù phụ nữ Nhật tử tử ít hơn nam giới nhưng số phụ nữ tự chấm dứt cuộc sống của mình trong tháng 8 lại tăng tới 40% so với trước. Số học sinh từ tiểu học tới trung học tự tử đã tăng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái với tổng cộng 59 em.
Yasuyuki Sawada, kinh tế gia của Ngân hàng phát triển châu Á, cho rằng việc thường xuyên cập nhật các số liệu tự tử sẽ giúp xác định nhóm dân số nào đang chịu rủi ro cao. "Nếu chính quyền địa phương có thể xác định được nhóm tuổi hay nhóm dân số nào có rủi ro cao về tự tử, chính quyền có thể áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn nạn này", ông cho biết.
Theo một nghiên cứu của Mỹ hồi tháng 5, trong 10 năm tới có thể sẽ có khoảng 75.000 người nước này "chết vì tuyệt vọng" nhằm ám chỉ số người chết do tự tử hoặc bạo hành.
Ở Hàn Quốc, quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất trong các quốc gia OECD, trong tháng 3, 4 và tháng 6 vừa qua, số phụ nữ tự tử cũng tăng lên. Theo Paik Jong-woo, giám đốc Trung tâm ngăn ngừa tự tử của Hàn Quốc, phụ nữ dễ rơi vào tình trạng chán nản còn nam giới dễ sa vào nạn nghiện ngập. Do đó, có thể đại dịch kéo dài đã khiến tỉ lệ phụ nữ tự tử tăng lên.
Các vấn đề về tâm lý do Covid-19 diễn ra ở trẻ em thậm chí còn phức tạp hơn rất nhiều. Theo bác sĩ Mayumi Hangai của Trung tâm quốc gia về sức khỏe và sự phát triển của trẻ em Nhật Bản, các bậc cha mẹ vốn dĩ đã bị áp lực do khủng hoảng nên "có thể không chú ý tới các dấu hiệu của con cái và không quan tâm đủ mức tới các vấn đề của con".
Ngoài ra, do các bé không được tới trường và phải ở nhà để cách ly, nếu cha mẹ có bất kì dấu hiệu căng thẳng hay bất mãn nào, con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Article sourced from VNEXPRESS.
Original source can be found here: https://vnexpress.net/dai-dich-day-nhieu-phu-nu-vao-tuyet-vong-4176626.html