Con tăng động nhưng nghĩ rất thông minh

20:00' 19-06-2019
“Con chưa nói được sẽ biết nói, con nghịch như thế mới thông minh, những đứa trẻ mà không biết nghịch mới là những đứa trẻ đáng lo”… là rất nhiều lý do các bậc cha mẹ nói về con mình khi được chẩn đoán con tự kỷ, tăng động giảm chú ý. Không chịu chấp nhận sự thật, nhiều cha mẹ có thể cướp đi cơ hội can thiệp sớm của con.


    Tưởng con thông minh, hóa ra mắc bệnh
    ảnh minh họa

    Sốc khi con bị tăng động

    Thấy con biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm quá đà hơn những bạn đồng trang lứa, chị Nguyễn Thị Huyền (ở Bắc Ninh) đưa con đi khám và chị thật sự sốc khi biết con mình mắc tăng vận động giảm chú ý. Trong quá trình chia sẻ, người mẹ này đã không giấu nổi nỗi buồn về con mình. Chị kể, khi con hai tuổi rưỡi không nói được trong khi nghịch luôn chân tay, ông bà đã mách vợ chồng chị đi “cướp” đồ của người khác làm mẹo cho con nói nhanh. Chị làm theo, con chẳng có chút tiến bộ nào.

    Thời điểm đó, chị có ý định đưa con đi khám thì ai cũng bảo con còn nhỏ nên theo dõi thêm, đầy trẻ còn 4-5 tuổi mới nói, không phải lo? Hay con có nghịch nhiều thì mới nhanh nhẹn, thông minh. Và chị lại tự an ủi mình như vậy.

    Mãi sau này chị mới đưa con đi khám ở Bệnh viện nhi TƯ. Kết luận của bác sỹ con chị tăng động giảm chú ý, chị đã rất sốc. “Ngay cả khi đã chấp nhận là con phát triển không bình thường, tôi vẫn không đồng hành cùng con. Chỉ tới khi cho con theo học ở Cơ sở mầm non chuyên biệt Bình Minh, tôi mới hiểu ra rằng việc cha mẹ đồng hành cùng con là rất quan trọng để con tiến bộ mỗi ngày. Ngoài thời gian học ở trường, tôi được hướng dẫn cách tương tác cùng con ở nhà bài bản. Giờ con đã 4 tuổi, bớt tăng động, ngồi thiền được còn trước cứ mở cửa ra là con lao về phía trước và đi đâu cũng không biết về nhà”, chị Huyền vui mừng nói.

    Cũng giống như chị Huyền, khi con được chẩn đoán chậm phát triển, vợ chồng anh Nguyễn Văn Trường (ở Nam Định) không chấp nhận con mình bị như vậy.

    “Khi con còn nhỏ, tôi không để ý tới hành động và ngôn ngữ của con. Khi con hơn 2 tuổi vẫn không hề nói chuyện, tôi cứ nghĩ con mình chậm nói. Mắt con phản xạ kém, không tập trung nhìn vào vật gì lâu và rất hiếu động. Gần như con không ngồi im được 1, 2 phút mà chân lúc nào cũng phải động đậy. Con lại rất hay leo trèo, thường leo lên ghế salon nhảy xuống và cười thích thú. Tôi lo lắng và đưa cháu tới bệnh viện khám.

    Bác sỹ kết luận con mắc chứng tự kỷ mức độ nhẹ. Không chấp nhận kết quả khám từ bác sỹ này, tôi đưa con đi khám nhiều nơi khác, vẫn cùng kết luận và khuyên tôi cần can thiệp cho bé càng sớm càng tốt. Lúc này tôi mới chấp nhận sự thật và lo chữa trị cho con”, anh Trường chia sẻ.

    Cha mẹ có vai trò rất quan trọng

    Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, đa phần các trường hợp khi chuyên gia tâm lý thông báo về tình trạng trẻ có hội chứng tăng động, kém chú ý (ADHD) hay trẻ tự kỷ, nhiều bậc cha mẹ vẫn không chấp nhận. Nhiều trẻ khi đến khám dù đã ở thể nặng nhưng gia đình vẫn không tin con mình bị như vậy. Con tăng động thì nghĩ con rất thông minh. Họ chỉ cho rằng con mình “thừa năng lượng” hay quá nhạy cảm thôi và tỏ thái độ khó chịu. Đó thực sự là những khó khăn lớn mà các chuyên viên thường phải đối diện với cha mẹ các trẻ.

    Khi cha mẹ không chịu chấp nhận sự thật, trẻ sẽ mất đi cơ hội được can thiệp sớm. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp phụ huynh khi biết con mắc ADHD thì quá lo lắng, bi quan. Họ đã tìm mọi cách đem con đi chữa cho dù phải hao tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian. Nhưng một chương trình can thiệp không chỉ là các kỹ thuật được tiến hành tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt hay hòa nhập, còn là các hoạt động ngay tại nhà và người thầy tốt nhất không ai khác, chính là bố mẹ của các em.

    ThS giáo dục đặc biệt Đỗ Thị Nhị cho biết, để trẻ được can thiệp đúng cần phải có sự phối hợp giữa các nhà chuyên môn với phụ huynh và có thời gian. Bố mẹ của trẻ ADHD có một vai trò quan trọng và góp phần tích cực trong việc giúp cho con em mình ngày càng ổn định hơn. Sai lầm lớn nhất của rất nhiều bậc cha mẹ là không đồng hành cùng con, bỏ mặc cho các thầy cô ở các trung tâm giáo dục.

    Việc các em có cải thiện được khả năng về ngôn ngữ và hành vi của mình hay không là nhờ vào sự quan tâm với những tác động hợp lý của bố mẹ chứ không phải là trách nhiệm của các giáo viên tại trường học.

    ADHD là một hội chứng phức tạp, có sự khác biệt về mức độ từ nặng – trung bình - nhẹ không đồng đều ở các trẻ có tình trạng này. Do đó, mỗi gia đình cần có những phương pháp can thiệp khác nhau tùy vào mức độ và khả năng nhận biết của trẻ. Hơn nữa, hội chứng này cần phải can thiệp trong một thời gian dài. Có nhiều gia đình khi con vừa mới tiến bộ được một chút đã cho con nghỉ, đứa trẻ đó chưa thực sự được “an toàn”. Và khi bị ngắt quãng việc cải thiện, hồi phục chức năng cho trẻ rất khó.

    Những việc cần làm tại gia đình

    Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cũng cho hay, một chương trình can thiệp tại gia đình chính là các hoạt động chơi đùa kết hợp với hoạt động hàng ngày và chính đó góp phần hiệu quả trong việc trẻ đạt được những kỹ năng về ngôn ngữ, hành vi và giao tiếp tại trường chuyên biệt hay hòa nhập sau này.

    Để tiếp cận trẻ thông qua đồ chơi, cha mẹ lưu ý thu hút sự chú ý của trẻ:

    Nên chọn lựa các hoạt động phù hợp với mức độ phát triển của trẻ.

    Hãy theo sự dẫn đường của trẻ. Bạn không thể bắt trẻ thích thú với những gì mà bạn chọn.

    Tập trung quan sát cách trẻ chơi trong suốt thời gian bạn ở bên.

    Khuyến khích trẻ tham gia nhiều trò chơi khác nhau. Không tập trung vào một loại chơi nào.

    Thể hiện sự thích thú khi chơi với trẻ qua khuôn mặt và giọng nói của mình.

    Thường xuyên khen ngợi và khuyến khích trẻ.

    Chỉ nên chơi trong một thời gian ngắn dưới 30 phút. Khi trẻ bắt đầu mất hứng thú, hãy chuyển sang một hoạt động khác.

    “Các trường hợp khi chuyên gia tâm lý thông báo về tình trạng trẻ có hội chứng tăng động, kém chú ý (ADHD) hay trẻ tự kỷ, nhiều bậc cha mẹ vẫn không chấp nhận. Khi cha mẹ không chịu chấp nhận sự thật, trẻ sẽ mất đi cơ hội được can thiệp sớm.

    Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp phụ huynh khi biết con mắc ADHD thì quá lo lắng, bi quan. Họ đã tìm mọi cách đem con đi chữa cho dù phải hao tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian. Nhưng một chương trình can thiệp không chỉ là các kỹ thuật được tiến hành tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt hay hòa nhập, còn là các hoạt động ngay tại nhà và người thầy tốt nhất không ai khác, chính là bố mẹ của các em”.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Tiệm rượu?
Steve's Liquor Vùng: Springvale Sth. Phone: 9708 2535
Xem thêm

Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale


Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2561385


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ