Cha mẹ ứng phó như thế nào với những đứa trẻ bướng bỉnh?

15:00' 01-06-2019
Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì ba mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi nó chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi.


    Nhận diện những đứa trẻ bướng bỉnh:

    - Những đứa trẻ có ý chí mạnh mẽ thường rất thông minh và sáng tạo. Con hay hỏi rất nhiều, tới mức có lúc mang đến cho người lớn cảm giác là chúng đang "nổi loạn". Trẻ có chính kiến riêng và thích là "người hành động". Bởi thế mà nhiều khi cha mẹ thấy là mình đang bị con "cãi lại".

    - Những đứa trẻ bướng bỉnh lại rất có nhu cầu được người khác lắng nghe và được công nhận, cho nên trẻ sẽ tìm cách thu hút sự chú ý của cha mẹ thường xuyên. Trẻ thường có những cơn hờn (tantrum) nếu không được như ý và hay tỏ ra hách dịch, thích điều khiển người khác.

    Nếu con bạn là một đứa trẻ có ý chí mạnh mẽ, xử trí không dễ nhưng bạn hãy vui mừng, bởi những đứa trẻ như thế này thường rất thông minh, thành công trong sự nghiệp khi trưởng thành và không dễ hùa theo bạn bè đưa ra những lựa chọn sai cho cuộc đời của chúng.

    Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận

    Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi. Tốt nhất, khi ấy, mẹ nên chịu khó lắng nghe và có cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con. Bố mẹ nên thận trọng trong việc giao tiếp, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.

    Bố mẹ hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con bằng cách hỏi một số câu hỏi như "Điều gì đang làm phiền con vậy?", "Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?”, hoặc "Giờ con muốn làm gì?"...Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ.

    Trong quá trình nói chuyện, bố mẹ hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ khó chịu, sau đó mẹ hãy từ từ làm dịu sự bướng bỉnh của con. Nên nhớ, kiên nhẫn là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát tình hình.

    cach cha me thong minh ung pho voi nhung dua con buong binh - 1

    Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì ba mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi nó chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi (Ảnh minh họa)

    Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con

    Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Khi ấy, trẻ nhận thức được rằng bố mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của chúng, nên một khi không đòi hỏi được, chúng sẽ tức giận và la hét. Bởi thế, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu của con.

    Đối với những trẻ có thói quen "ăn vạ" thì việc trẻ nằm lăn ra sàn khóc khi bướng bỉnh là rất thông thường. Hành vi này của trẻ có thể xảy ra ở bất kì đâu. Các chuyên gia khuyên cha mẹ, đừng cố kéo đứa trẻ lên khi trẻ muốn ném cơn giận của bản thân xuống sàn nhà vì khi cha mẹ làm vậy trẻ thực sự phản ứng rất mạnh mẽ và cơn giận sẽ vẫn cháy âm ỉ.

    Hãy đợi 1-2 phút tùy vào tình huống và mức độ giận dữ của trẻ. Trước việc học cách điều chỉnh cảm xúc, trẻ đôi lúc bối rối và ném cảm xúc đó xuống sàn nhà, trẻ cần những phút giây để cảm xúc được bộc lộ. Sau thời gian bộc lộ cảm xúc, cha mẹ nhẹ nhàng ngồi xuống thấp/tựa gối xuống sàn nhà và hỏi: Con có muốn đứng dậy không, chúng ta sẽ nói chuyện!

    Tôn trọng con

    Hãy cho phép con tự làm một số việc. Bạn nên hết sức tránh "cám dỗ" làm hộ con. Đây cũng là cách bạn nói với con rằng bạn tin tưởng bé.

    Chỉ nói điều bạn nghĩ và làm đúng như những gì bạn nói. Làm gương cho con là điều quan trọng bởi con cái bạn sẽ luôn nhìn theo bạn đấy.

    Sau cùng, bọn trẻ cần có quy tắc và kỷ luật. Các con của chúng ta nên biết rằng sẽ có hậu quả, tốt hoặc xấu, cho hành động của chúng. Cha mẹ nên chắc chắn rằng con nhận thức được đầy đủ về hậu quả của việc vi phạm các quy tắc.

    Hậu quả nên đến ngay lập tức, đặc biệt là đối với trẻ để các con có thể kết nối hành động của chúng với kết quả luôn.

    Phạt ngồi một mình, cắt giảm thời gian chơi hoặc thời gian xem TV và giao việc vặt có thể là một vài cách thực thi kỷ luật. Cha mẹ cũng có thể sáng tạo thêm vài hậu quả khác dựa trên vấn đề cụ thể.

    Nhưng bạn cần nhớ rằng mục đích cuối cùng không phải để trừng phạt con, mà là để con nhận ra rằng hành vi của mình không đúng.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Marian College Vùng: Sunshine West. Phone: 9363 1711
Xem thêm

Truờng trung học tại trung tâm Sunshine có nhiều học sinh gốc Việt theo học và thành công nhất


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: http://eva.vn/https://eva.vn/lam-me/cach-cha-me-thong-minh-ung-pho-voi-nhung-dua-con-buong-binh-c10a393874.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ