Sai lầm khiến con còi cọc, chậm lớn
Nấu cháo bằng nước xương hầm
Thực tế thì nước xương hầm rất thơm ngon và béo ngậy, tuy nhiên trong nó lại thiếu hẳn các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi –chất cần cho sự phát triển xương khớp của bé giai đoạn này.
Dùng nước xương nấu cháo lâu ngày có thể khiến trẻ còi cọc. Ảnh minh hoạ
Hơn nữa, cơ thể nếu muốn hấp thu được canxi thì cần có lượng phốt pho tương đương hỗ trợ nhưng trong nước xương phốt pho lại rất thấp. Chính vì thế, khi ăn cháo từ nước hầm xương, cơ thể trẻ bắt buộc sẽ phải lấy phốt pho từ xương sống để hấp thụ canxi khiến trẻ dễ bị còi xương.
Ngoài ra, chất đạm cũng thiếu hụt trầm trọng trong phần nước xương. Thực ra, các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xác thực phẩm là chính.
Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm để tăng thêm dinh dưỡng, tránh nguy cơ còi xương. Một tuần, mẹ cũng chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.
Nêm gia vị vào cháo
Việc nêm gia vị như mắm, muối, bột canh vào cháo ăn dặm của con cho "vừa miệng" người lớn là sai lầm khó bỏ đối với nhiều người. Các cơ quan trong cơ thể bé chưa phát triển toàn diện, nhất là thận, nếu nêm gia vị vào thì thận không thể ghánh nổi và sẽ bị tổn thương, dẫn đến nhiều bệnh như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.
Lượng gia vị thích hợp theo từng độ tuổi của bé
Lượng muối cần thiết ở độ tuổi bé ăn dặm chỉ nhỏ hơn 1g và lượng muối này đã có trong thực phẩm ăn dặm của con. Trẻ khi bắt đầu ăn dặm không nên nêm nếm bất kỳ một loại muối hay gia vị nào khác. Nếu lo ngại cháo không có hương vị, mẹ có thể làm nước dashi từ củ quả để tăng thêm vị ngọt, mặn đủ vừa.
Không cho dầu ăn vào cháo
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chất béo nên chiếm khoảng 30% khẩu phần ăn hàng ngày bởi nó là thành phần chủ yếu (60%) để cấu thành não cứng và tham gia cấu tạo tế bào não. Với bé trong độ tuổi mới ăn dặm cần 2,5-5ml dầu mỡ và cách đơn giản nhất là thêm một thìa cà phê dầu ăn vào cháo ăn dặm.
Nêm một thìa dầu ăn nhỏ để giúp bé ngon miệng hơn. Ảnh minh hoạ
Dầu ăn cung cấp nhiều vitamin và năng lượng có thể hỗ trợ cơ thể bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác. Hơn nữa, dầu ăn cũng đóng vai trò dự trữ năng lượng giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, ngoài ra còn giúp món cháo của bé ngon hơn.
Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Không nên cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu để nó không chuyển hóa thành các chất khác. Mẹ cũng nên lựa chọn các sản phẩm dầu ăn dinh dưỡng dành riêng cho trẻ em ở độ tuổi ăn dặm có bổ sung Omega 3, 6, 9, DHA và EPA và Vitamin A, E có trong nhiều các loại hạt như dầu ôliu, óc chó và trong cá nước lạnh, như mỡ cá hồi,…
Nấu một bữa ăn cả ngày
Vì trẻ mới ăn dặm ăn rất ít nên nhiều bậc phụ huynh nấu sẵn nồi cháo và hâm đi hâm lại nhiều lần. Tuy nhiên, hành động này hoàn toàn sai. Bởi khi bạn hâm lại cháo, dinh dưỡng trong đó sẽ bốc hơi gần hết. Nếu như cháo đã cho thức ăn vào lại càng dễ ôi thiu và có mùi khó chịu. Ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh thì các dưỡng chất trong cháo cũng bị mất đi đáng kể.
Nhiều thực phẩm hâm đi hâm lại gây ra độc tố có hại cơ thể bé
Nhiều loại thực phẩm hâm đi hâm lại nhiều lần còn gây ra độc tố cực kỳ độc hại cho cơ thể. Như hâm nóng khoai tây, thịt gà có thể gây ra các độc tố gây rối loạn tiêu hóa; cần tây, cải bó xôi hâm lại lượng lớn nitrate trong cần sẽ biến đổi thành chất độc có thể gây ung thư,...
Nếu bận rộn, mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng và chia ra từng phần nhỏ theo bữa rồi mới nấu cùng rau củ, thịt cá… khác cho con nhé.
Nghiền thức ăn quá nhuyễn
Nghiền nhuyễn thức ăn sẽ khiến trẻ bị bỏ qua kỹ năng tập nhai. Ảnh minh hoạ
Giai đoạn đầu ăn dặm, mẹ có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn rau củ quả và thịt cá. Tuy nhiên, khi con đã ăn dặm được 1-2 tháng mẹ đừng nên lạm dụng máy xay sinh tố. Việc xay nhuyễn cháo sẽ để lại hậu quả lâu dài như trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém, dễ béo phì và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Hãy theo từng giai đoạn, tập phản xạ nhai nuốt cho con thì bé mới nhận ra được hương vị của từng loại thực phẩm giúp con ăn ngon hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bé dưới 1 tuổi mới nên ăn cháo xay nhuyễn, 6 tháng tuổi, cha mẹ nên tập cho trẻ ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc trên 1 tuổi nên ăn cháo hạt và thực phẩm băm nhỏ để tập dần cho trẻ kỹ năng nhai nuốt, xử lý thức ăn.
Không kết hợp đúng thực phẩm
Thực tế các mẹ cho rằng cháo ăn dặm dễ nấu bởi cứ cho nguyện liệu xay nhuyễn vào nấu cháo. Thế nhưng, mẹ nên lưu ý chọn cách chế biến cháo phù hợp nhất. Tỷ lệ phối hợp tốt nhất giữa các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật là 50/50. Vì vậy, một bữa ăn có đủ rau đủ thịt là hợp lý nhất.
Kết hợp đúng thực phẩm để không làm mất đi hương vị riêng
Mẹ cũng nên chú ý một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng với trẻ và các loại thực phẩm kị nhau. Ví như trẻ dưới 8 tháng tuổi không nên ăn ăn các loại thịt như thịt bò, thịt gà, hải sản... những thực phẩm này dễ gây dị ứng. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm lành tính như: thịt heo nạc, các loại cá đồng...
Khi trẻ đã ăn được các loại thịt rồi thì mẹ cũng không nên kết hợp các loại thịt cùng nhau và các loại rau cùng nhau bởi sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa và làm mất đi hương vị riêng của từng loại cháo.
Tập trung vào một loại thực phẩm
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay khoảng 23,8 % trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi. Nguyên nhân chủ yếu do khẩu phần ăn của con quá đơn điệu, không đáp ứng đủ vi chất quan trọng để phát triển cơ thể.
Giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ cung cấp đủ 60% năng lượng, 40% còn lại dựa vào những bữa ăn dặm. Do đó mẹ cần cực kỳ thông minh khi chế biến cháo ăn dặm cho con.
Cần đa dạng thực phẩm để con có thể phát triển toàn diện. Ảnh minh hoạ
Mẹ hãy bổ sung đủ 4 nhóm chất: đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất với đa dạng các loại thực phẩm. Bổ sung đa vi chất sẽ giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng và tăng hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật.
Nhiều mẹ chiều theo sở thích của con ở nhóm thực phẩm nào đó quá nhiều mà quên mất nhóm thực phẩm khác sẽ dẫn đến bé dễ biếng ăn và chóng chán. Nhiều mẹ cũng mắc sai lầm cho con ăn quá nhiều đạm với ý nghĩ để con bụ bẫm hơn cũng dẫn đến hậu quả là chức năng thận yếu, còi xương. Có mẹ lại nghĩ ngũ cốc dinh dưỡng và cho thêm vào cháo ăn dặm. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, sẽ vô tình làm tăng áp lực lên quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Như vậy, cách tốt nhất là mẹ nên đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ, bữa trưa với cháo thịt, trứng, cá..., còn buổi chiều ăn cháo với đậu hũ, đậu, rau…
Truờng trung học tại trung tâm Sunshine có nhiều học sinh gốc Việt theo học và thành công nhất
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: http://eva.vn/https://eva.vn/lam-me/con-coi-coc-mai-chang-lon-la-do-nhung-sai-lam-pho-bien-khi-nau-chao-cua-me-viet-c10a393706.html