Cha mẹ đối xử thiếu công bằng với con cái dễ xảy ra những bi kịch gia đình
ảnh minh họa
Nhiều gia đình thường xảy ra hiện tượng cha mẹ đối xử thiếu công bằng với con cái, đặc biệt những người cha đôi khi yêu thương con gái hơn nhiều hơn và ít quan tâm đến con trai.
Câu chuyện trên chuyến xe khiến nhiều phụ huynh phải suy nghĩ lại cách đối xử với con cái. Ông bố đón 2 con đi học về bằng xe buýt. Hai đứa trẻ suýt soát tuổi nhau. Trong khi ông bố chỉ trò chuyện với con gái và giữ tay cô bé để ngăn con ngã khi xe dừng lại bất ngờ thì cậu con trai không hề được bố đoái hoài. cậu bé phải tự vịn thanh sắt trên xe để không té ngã.
Điều khiến chúng ta giật mình là ánh mắt tủi thân của cậu bé nhìn cảnh bố quan tâm, chăm sóc em gái. Có thể người bố chẳng bao giờ nghĩ rằng cách cư xử của mình đã làm tổn thương con trai, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của con.
Thường ông bố bà mẹ nào cũng nói mình yêu thương các con đồng đều. Nhưng thực tế bao giờ cũng khác xa với lời nói. Họ có thể yêu con út vì nó nhỏ nhất, yêu con lớn vì nó học giỏi hơn. Nếu để ý, chúng ta có thể nhận ra sự thiên vị của mình đối với các con qua cách ứng xử hàng ngày. Một trong những dấu hiệu để nhận biết cha mẹ đối xử thiếu công bằng với con cái là họ hay nói những câu so sánh dễ tổn thương với trẻ như:
- Con lớn hơn thì phải nhường em chứ.
- Sao chị con chăm chỉ học hành còn con làm biếng như vậy?
- Con lớn mà sao không làm gương cho em.
Ngoài ra, trong gia đình, cha mẹ thường gần gũi đứa này hơn đứa kia, dành phần bánh kẹo cho các con đứa ít đứa nhiều... Đó cũng là hình thức đối xử thiên vị giữa con cái.
Điều này gây hại nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý của trẻ mà không phải cha mẹ nào cũng biết.
Ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ
Tâm hồn trẻ rất nhạy cảm. Chúng thường khó quên những hành động, lời nói phân biệt đối xử của cha mẹ. Và trẻ cho rằng mình không ngoan, không tốt, không giỏi… nên bị cha mẹ ‘hắt hủi”. Suy nghĩ đó khiến trẻ luôn đánh giá thấp bản thân, ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con.
Trẻ bị tổn thương, trầm cảm, học hành sa sút
Trẻ luôn khao khát được cha mẹ yêu thương như các anh chị em còn lại. Nếu cảm thấy mình bị “bỏ rơi”, trẻ sẽ cảm thấy tủi thân, cô đơn. tâm lý uất ức dồn nén khiến trẻ căng thẳng kéo dài, thậm chí trầm cảm hoặc trở nên nổi loạn, học hành sa sút...
Rạn nứt tình cảm anh chị em giữa trẻ với nhau
Khi bị đối xử thiếu bình đẳng trong gia đình, trẻ dễ nảy sinh tâm tự ti, sống khép kín và tự tách mình khỏi những buổi họp mặt đầm ấm của gia đình. Về lâu dài, việc này có thể làm tình cảm giữa trẻ và các anh chị em không còn gắn bó, thậm chí rạn nứt nếu cha mẹ không sớm phát hiện để kịp thời điều chỉnh.
tTệ hơn, đứa trẻ sẽ trở nên ganh tỵ, thù ghét người thân. tâm lý này theo trẻ đến trưởng thành, là nguồn gốc của những bi kịch gia đình.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2805668