Câu nói 'gái hơn 2, trai hơn 1' nên hiểu thế nào cho đúng?
"Gái hơn 2, trai hơn 1" nghĩa là sao?
Quan niệm "gái hơn hai, trai hơn một" trong hôn nhân được lưu truyền trong dân gian mà gần như ở đâu cũng nhắc đến. Nhưng ở mỗi nơi lại có một cách hiểu khác nhau, liệu cách hiểu nào là chính xác?
Thông thường người ta truyền tai nhau "gái hơn hai, trai hơn một" có nghĩa là cặp vợ chồng nếu người vợ hơn người chồng hai tuổi hoặc người chồng hơn người vợ một tuổi thì tính cách hợp nhau, hôn nhân bền vững, hạnh phúc. Khi vợ chồng tuổi gần nhau, thì suy nghĩ, nhận thực sẽ hợp nhau hơn so với các cặp chênh lệch tuổi nhiều, điều đó cũng có phần hợp lý.
Đây mới là ý nghĩa của câu nói "gái hơn 2, trai hơn 1"
Tuy nhiên, một số người cao tuổi giải thích 'gái hơn hai, trai hơn một' theo chiều hướng khác. Lời các cụ xưa thường nói rằng: “Nữ thập tam (tức 13 tuổi), nam thập lục (tức 16 tuổi). Con gái thông thường đến tuổi thứ 13 thì bắt đầu dậy thì và có thể (bắt đầu) bước vào độ tuổi có thể sinh nở và cũng bắt đầu cập kê (biết yêu). Tuy nhiên, nếu tính từ lúc bắt đầu dậy thì thì phải khoảng 2 năm sau mới gả chồng và có thể sinh nở là tốt nhất, bởi lúc này các cơ quan sinh dục mới đủ chín và nảy nở. Còn con trai thì thường phát triển chậm hơn, đến năm 16 tuổi mới phát triển giới tính nam. Và cũng tương tự, phải sau khoảng một năm thì sự phát triển đó mới đủ chín, có thể bắt đầu biết yêu, có thể cưới cho cô vợ.
Và tính từ cái mốc này, gái thì cứ hơn 2 tức 13+ 2 = 15 tuổi, trai thì hơn 1 tức là 16 +1 = 17 tuổi là có thể cho chúng gặp nhau, yêu nhau, tìm hiểu thảo luận về nhau và dựng vợ gả chồng.
Do cách nói của các cụ xưa thường súc tích theo kiểu “ý tại ngôn ngoại” nên quen miệng nói “Gái hơn hai, trai hơn một” và không cần phải nói rõ, giải thích rõ nó như thế nào, nên theo thời gian, cùng với sự học ngày càng mất dấu, internet chưa phát triển, lại bằng truyền khẩu là chính, nên việc hiểu ý các cụ xưa bây giờ cũng đa chiều, không phân rõ cách hiểu nào đúng, cách nào chưa đúng.
Ngày nay, độ tuổi kết hôn của con người càng có xu hướng tăng. Phát luật Việt Nam quy định nữ đủ 18 tuồi, nam đủ 20 tuổi mới được phép kết hôn. Tuy nhiên độ tuổi kết hôn trung bình của người Việt Nam là 24,6 tuổi còn thấp hơn một số nước trên thế giới.
Gia đình được xem là tế bào của xã hội, đóng vai trò vô cùng quan trọng, gia đình có tốt thì xã hội mới phát triển, đất nước mới phồn vinh. Gia đình hạnh phúc cũng là mong muốn của tất cả mọi người. Thế nhưng, làm sao để có một gia đình hạnh phúc không phải điều dễ dàng chứ không hẳn là chỉ cần xem xét tuổi của hai vợ chồng có hợp hay không.
Một gia đình hạnh phúc là một gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần, làm cho mỗi thành viên trong gia đình đó cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và thoải mái tự do phát triển năng lực cá nhân. Đời sống tinh thần lành mạnh đi đôi với đời sống vật chất và điều kiện kinh tế được đảm bảo. Đó được xem như bản chất cấu thành nên một gia đình hạnh phúc trong đời sống xã hội ngày nay. Để có một gia đình hạnh phúc, viên mãn thì vợ chồng yêu thương, tin tưởng, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau. Để có được điều đó, thì cặp nam nữ trước hôn nhân phải tìm hiểu kỹ về tính cách, phẩm chất, sở thích lối sống của nhau.
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from PHUNUTODAY.
Original source can be found here: https://phunutoday.vn/day-moi-dung-la-y-nghia-thuc-su-cua-cau-noi-gai-hon-2-trai-hon-1-lau-nay-moi-nguoi-deu-sai-bet-d329061.html