Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà luôn xanh tốt
Cây trầu bà là loại cây thân mềm, dây leo, lá mọc to bản có hình trái tim, màu xanh lục và mọng nước. Loài cây này có thể phát triển trong nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau, tuy nhiên chỉ ưa thích nơi râm mát, ẩm ướt, không thích những nơi nắng mạnh và khô hạn.
Ý nghĩa của cây trầu bà trong phong thủy
Trong phong thủy, sự xanh tốt và phát triển của cây trầu bà tượng trưng cho sự vươn lên không ngừng, mang lại nhiều tài lộc may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Nhiều người tin rằng nếu đặt chậu cây ở đúng vị trí sẽ giúp thu hút nhiều vượng khí, giúp mang lại nhiều tiền tài hơn.
Cây trầu bà có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp thanh lọc không khí, mang lại bầu không khí trong lành, thoáng mát. Các chất độc hại mà cây trầu bà có thể hấp thụ bao gồm formaldehyde, benzen, trichloroethylene,... Đây là những chất gây ô nhiễm không khí, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, hen suyễn, ung thư,...
Ngoài ra, cây trầu bà còn có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. Khi nhìn ngắm những chiếc lá xanh mướt của cây trầu bà, con người sẽ cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.
Cây trầu bà là loài cây có khả năng quang hợp mạnh, giúp hấp thụ carbon dioxide và thải ra oxy. Điều này giúp giảm thiểu lượng khí thải nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.
Cây trầu bà cũng có khả năng chống xói mòn đất. Lá cây trầu bà có tác dụng che chắn cho đất, ngăn chặn sự tác động của gió, mưa, giúp giữ cho đất luôn ẩm và tơi xốp.
Có mấy loại cây trầu bà có thể trồng được?
Nếu bạn định trồng loài cây này làm cây cảnh trang trí thì bạn cần biết rằng có khá nhiều giống cây trầu bà khác nhau đang tồn tại, mỗi loại sẽ có sự phát triển và hình thái khác biệt.
1. Trầu bà vàng
Là loài cây trầu bà có màu sắc vàng tươi, lá cây phát triển to lớn và khỏe khoắn hơn so với các loài trầu bà khác. Nó có thể trồng dễ dàng trong chậu đất hoặc thủy sinh mà vẫn có thể đem đến sự phát triển rực rỡ.
2. Trầu bà xanh
Là loài trầu bà cơ bản được nhiều người sử dụng nhất. Lá cây mang màu xanh lục hoàn toàn, khả năng phát triển trung bình, kích cỡ không quá to lớn nhưng cực kỳ dễ trồng và chăm sóc.
3. Trầu bà đế vương
Là loài trầu bà có hình dáng to lớn với nhiều lá cây to bản, cuống lá cứng cáp, chắc khỏe cùng bộ rễ phát triển vượt trội. Đây là giống trầu bà rất được ưa thích trong phong thủy, mang đến sự giàu có, thịnh vượng và quyền lực.
4. Trầu bà cẩm thạch
Là loài trầu bà có màu sắc lá cây xen lẫn trắng, xanh y như cẩm thạch, vô cùng độc đáo và đẹp mắt. Đây là loài cây dây leo có thể được trồng dễ dàng trong nhiều điều kiện khác nhau.
5. Trầu bà lá đốm
Đây là loài trầu bà có hình dáng độc đáo và lạ nhất trong các loài cây trầu bà. Lá cây loang lổ các vệt màu vàng xen lẫn trắng và xanh lục, trông giống như bị cháy nắng. Mỗi cành chỉ ra duy nhất một chiếc lá, cây không có cuống, tất cả cành mọc ra từ bộ rễ và tiếp tục phát triển.
Những cách trồng cây trầu bà đơn giản tại nhà
Cây trầu bà thực sự rất dễ trồng, chỉ với một vài nguyên liệu, dụng cụ cơ bản là bạn hoàn toàn có thể chăm sóc dễ dàng loài cây này mà không tốn quá nhiều công sức.
1. Cách trồng cây trầu bà thủy sinh
Trồng cây trầu bà thủy sinh là cách trồng đơn giản nhất được nhiều người áp dụng để nhanh chóng có được chậu cây dây leo đẹp mắt, chất lượng.
Nguyên liệu cần có:
- Bình thủy tinh
- Nước, dung dịch thủy canh
- Nhánh cây trầu bà khỏe mạnh
Các bước trồng cây trầu bà thủy sinh:
- Đầu tiên, bạn hãy đổ nước vào ngập bình thủy tinh sao cho hết khoảng 1/2 dung tích của bình.
- Sau đó, bạn hãy trộn dung dịch thủy canh theo đúng tỷ lệ vào trong bình để tạo nên hỗn hợp dinh dưỡng nuôi cây.
- Kế đến, bạn hãy cắt ra một nhánh cây trầu bà khỏe mạnh sao cho có chiều dài lớn hơn so với mực nước ngập trong bình thủy tinh khoảng vài đốt ngón tay.
- Cuối cùng, hãy cố gắng giữ cố định nhánh cây trong bình và đợi nó ra rễ, phát triển thành cây mới. Chỉ sau vài tuần bạn sẽ thấy thành quả thu được.
2. Cách trồng cây trầu bà trong chậu đất
Khác với trồng thủy sinh, trồng cây trầu bà trong chậu đất đòi hỏi nhiều công đoạn hơn. Tuy nhiên trồng trong chậu sẽ giúp cây cứng cáp, khỏe mạnh và phát triển nhanh chóng hơn so với trồng thủy sinh.
Chuẩn bị dụng cụ:
- Chậu trồng
- Đất trồng
- Nhánh cây trầu bà khỏe mạnh
- Một số dụng cụ trồng cây nếu có
Các bước trồng cây trầu bà trong chậu đất:
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đất để trồng cây. Hãy lựa chọn loại đất giàu dinh dưỡng như đất mùn, đất pha cát, có độ tơi xốp cùng khả năng thoát nước tốt. Nếu có thể, hãy trộn thêm xơ dừa hoặc trấu để cải thiện thêm dinh dưỡng cũng như ngăn nước cuốn trôi dinh dưỡng trong đất trồng.
- Tiếp theo, bạn cho đất trồng và trong chậu phù hợp. Chậu trồng cần có lỗ thoát nước để ngăn sự ngập úng trong quá trình chăm sóc, tránh làm chết cây.
- Kế đến, bạn đem giâm nhánh cây trầu bà đã cắt từ cây mẹ khỏe mạnh vào trong đất trồng đã chuẩn bị. Sau đó tưới nước dưỡng ẩm cho cây để giúp nhánh cây mau ra rễ và phát triển thành cây non.
- Cuối cùng, đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh đặt ở nơi nóng nực, khô hạn kẻo ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
Chăm sóc cây trầu bà sau khi trồng như thế nào để cây tiếp tục xanh tốt?
Sau khi tiến hành trồng cây thành công, bạn cần chăm sóc nó thường xuyên và đúng cách để giúp cây luôn xanh tốt, cành lá mọc xum xuê đẹp mắt.
1. Ánh sáng
Câu trầu bà chỉ cần yêu cầu lượng ánh sáng vừa đủ để quang hợp và phát triển. Cây không có khả năng chịu được ánh sáng quá mạnh và gay gắt, do đó không nên đặt ở ngoài trời nắng mạnh mà nên đặt ở trong phòng hoặc những nơi thoáng mát, có độ ẩm cao.
2. Nước tưới
Do là loài thực vật ưa ẩm cho nên bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây trầu bà. Nếu trồng thủy sinh, bạn cần bổ sung nước và dung dịch thủy canh để không bị cạn kiệt khi trồng. Nếu trồng trong chậu đất, hãy duy trì độ ẩm cần thiết cho đất trồng để cây không bị khô héo.
3. Nhiệt độ
Cây trầu bà thích hợp để sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây.
4. Bón phân
Thực tế cây trầu bà không cần bổ sung thêm phân bón nếu như đất trồng đã có đủ dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên nếu như bạn muốn đẩy nhanh thời gian phát triển của cây thì có thể bón thúc một số loại phân hữu cơ mỗi 4-6 tháng/lần hoặc sau một giai đoạn phát triển mới của cây.
5. Các loại bệnh thường gặp ở cây trầu bà và cách phòng trị
Bệnh đốm lá:
Bệnh đốm lá là bệnh do nấm gây ra thường xuất hiện trên lá cây, biểu hiện là những đốm tròn hoặc bầu dục màu nâu, đen, có kích thước từ 1-2mm. Bệnh này khiến lá cây bị vàng, thối và rụng. Cắt bỏ những lá bị bệnh, tiêu hủy để tránh lây lan. Phun thuốc diệt nấm cho cây, có thể sử dụng các loại thuốc như Benlate, Ridomil Gold,...
Bệnh thối rễ:
Bệnh thối rễ là bệnh do nấm hoặc vi khuẩn gây ra thường xuất hiện ở rễ cây, biểu hiện là rễ cây bị thối đen, mềm nhũn, có mùi hôi. Bệnh này khiến cây bị vàng lá, rụng lá, thậm chí chết cây. Khi phát hiện bệnh, cần nhanh chóng thay đất mới cho cây, đồng thời sử dụng thuốc diệt nấm hoặc thuốc diệt khuẩn để phun cho cây.
Bệnh nhện đỏ:
Bệnh nhện đỏ là bệnh do loài côn trùng nhỏ bé này gây ra. Nhện đỏ thường xuất hiện ở mặt dưới của lá cây, hút nhựa cây khiến lá cây bị vàng, cháy lá. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để phun cho cây.
Bệnh rệp sáp
Bệnh rệp sáp là bệnh do loài côn trùng nhỏ bé này gây ra. Rệp sáp thường xuất hiện ở mặt trên và mặt dưới của lá cây, hút nhựa cây khiến lá cây bị vàng, quăn queo, rụng lá.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/cay-canh-vuon/cach-trong-cay-trau-ba-luon-xanh-tot-dai-toi-hang-met-thanh-loc-khong-khi-thu-hut-tai-loc-c283a577952.html