Các yếu tố gây nguy cơ sinh non
Sinh non hay còn được gọi chuyển dạ sớm khi hiện tượng này xảy ra sớm hơn ba tuần trước ngày dự sinh. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể can thiệp để trì hoãn việc sinh sớm để em bé có thể ở trong bụng mẹ phát triển được lâu hơn.
1. Các yếu tố gây nguy cơ sinh non
Rất nhiều yếu tố khác nhau có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm. Nếu người mẹ thuộc những trường hợp sau đây sẽ có khả năng sinh non cao hơn bình thường:
- Hút thuốc.
- Rất thừa cân hoặc thiếu cân trước khi mang thai.
- Không được chăm sóc trước khi sinh tốt.
- Uống rượu hoặc sử dụng ma túy trong khi mang thai.
- Bị huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc nhiễm trùng, có vấn đề ở tử cung.
- Mang thai em bé bị dị tật bẩm sinh.
- Mang thai thụ tinh trong ống nghiệm.
- Mang thai cặp song sinh hoặc nhiều hơn.
- Mang thai quá sớm sau khi sinh con.
- Người mẹ đã từng sinh non trong quá khứ.
2. Những dấu hiệu sinh non dễ nhận biết
Để ngăn chặn việc chuyển dạ sớm, người mẹ cần phải biết được các dấu hiệu sinh non dưới đây:
- Thường đau ở lưng dưới, ngay cả khi đã làm nhiều hoạt động khác để thoải mái.
- Co thắt cứ sau 10 phút hoặc thường xuyên hơn.
- Chuột rút ở bụng dưới. Có thể cảm thấy đau kèm theo tiêu chảy.
- Có chất lỏng rỉ ra từ âm đạo.
- Tăng tiết dịch âm đạo.
- Có các triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
- Gia tăng áp lực trong khung chậu hoặc âm đạo.
- Chảy máu âm đạo.
3. Mẹ nên làm gì khi nghĩ rằng mình có dấu hiệu sinh non?
Kiểm tra các cơn co thắt
Đây là cách chính để giúp phát hiện ra việc chuyển dạ sớm. Các bước thực hiện như sau:
- Đầu tiên mẹ đặt ngón tay lên bụng. Nếu cảm thấy tử cung thắt chặt và mềm mại thì đó là một cơn co thắt.
- Để ý thời gian xảy ra các cơn co thắt. Viết lại thời gian khi nào các cơn co thắt bắt đầu và lúc xảy ra các cơn co thắt tiếp theo.
- Cố gắng ngăn chặn các cơn co thắt bằng cách thư giãn hoặc uống hai đến ba ly nước.
Khi nghi ngờ có dấu hiệu sinh non, người mẹ cần kiểm tra các cơn co thắt. (Ảnh minh họa)
Nhờ sự can thiệp của bác sĩ
Người mẹ cần phải có được sự trợ giúp y tế từ các bác sĩ nếu tiếp tục bị co thắt cứ sau 10 phút hoặc thường xuyên hơn.
- Các bác sĩ có thể làm xét nghiệm vùng chậu hoặc siêu âm. Nếu xuất hiện các cơn co thắt thì bác sĩ sẽ theo dõi để đánh giá dấu hiệu chuyển dạ.
- Trong trường hợp người mẹ có dấu hiệu sinh non thì sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị để giúp ngăn chặn hoặc cải thiện sức khỏe mẹ trước khi sinh.
Mẹ phải đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu sinh non. (Ảnh minh họa)
4. Điều gì xảy ra với những bé sinh non?
Mặc dù không phải tất cả trẻ sinh non đều gặp phải các biến chứng, nhưng việc sinh ra quá sớm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn. Thông thường, em bé được sinh ra càng sớm thì nguy cơ biến chứng càng cao. Một số nguy cơ có thể xảy ra với bé sinh non là: tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, bại não, các vấn đề về phổi, giảm thị lực và thính giác.
Trẻ sinh ra càng sớm thì càng có nhiều khả năng gặp vấn đề về sức khỏe. Trẻ sinh trước 7 tháng thường cần ở lại bệnh viện trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/mang-thai/nhung-dau-hieu-sinh-non-hay-chuyen-da-som-cac-me-bau-can-biet-c383a409695.html