Bài kiểm tra nguy cơ đột quỵ trong 10 giây
Đột quỵ thường được coi là bệnh của người già, nhưng những năm gần đây, đột quỵ đã xảy ra với cả những người trẻ và trung niên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới mỗi năm. Trong số này, 5 triệu người chết và 5 triệu người khác bị thương tật vĩnh viễn. Cách tốt nhất để không bị đột quỵ đó là kiểm tra sức khỏe và chủ động phòng ngừa.
Chí Tài đã từng tham gia thử thách kiểm tra đột quỵ One leg challenge - Đứng một chân.
Để đề phòng căn bệnh nguy hiểm, các chuyên gia, bác sĩ đã tìm ra những biện pháp đơn giản để kiểm tra nguy cơ bị đột quỵ. Như nam diễn viên Chí Tài đã từng gia thử thách kiểm tra đột quỵ One leg challenge và nhận được kết quả xấu. Theo đó, nếu một người không thể giữ thăng bằng trên một chân trong 20 giây sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Ngoài cách kiểm tra này, các bác sĩ của Trung Quốc là bác sĩ Wang Yongjun, Phó giám đốc Bệnh viện Tiantan Bắc Kinh và bác sĩ Li Ke, Giám đốc Khoa Thần kinh, Bệnh viện Liên kết thứ Sáu của Đại học Tôn Trung Sơn cũng gợi ý 2 cách kiểm tra khác chỉ mất 10 giây cũng có thể nhận biết nguy cơ đột quỵ của mỗi người.
Hai thao tác đơn giản để kiểm tra đột quỵ
Cách 1: Kẹp giấy trắng
Lấy một tờ giấy trắng, sau đó kẹp chặt một đầu tờ giấy trắng bằng ngón trỏ trái và ngón giữa. Tiếp theo dùng tay phải kéo đầu còn lại của tờ giấy, kéo theo chiều ngược lại.
Nếu bạn có thể kéo tờ giấy trắng ra một cách dễ dàng, điều đó cho thấy rằng lực tay có vấn đề. Lúc này, bạn cần thực hiện một bài kiểm tra khác.
Cách 2: Giữ giấy trên mu bàn tay
Mở rộng cánh tay về phía trước, nâng cao bằng phẳng, rộng bằng vai, song song với mặt đất, khép các ngón tay lại, lòng bàn tay úp xuống.
Sau đó nhờ những người xung quanh đặt tờ giấy trắng lên một bên tay, nếu tờ giấy trắng rơi xuống trong vòng 10 giây chứng tỏ sức mạnh của cánh tay có vấn đề và có nguy cơ bị đột quỵ, nên đến bệnh viện để khám và chẩn đoán.
Ba bài tập giúp ngăn ngừa đột quỵ chỉ mất vài phút
Co duỗi 10 ngón tay
Thực hành: Thả lỏng vai và khuỷu tay một cách tự nhiên, mở các ngón tay sau đó nắm tay lại rồi lại duỗi thẳng các ngón tay ra. Lặp lại động tác co duỗi khoảng 90-120 lần/phút.
Khi bắt đầu tập không nên tập quá sức, có thể tập nhiều lần. Kiên trì trong một ngày, chắc chắn bạn có thể đạt 300 lần. Tiếp tục tập trong một tuần, dễ dàng đạt 1000 lần mỗi lần.
Lợi ích của việc co duỗi mười ngón tay là:
- Tốt cho nội tạng: Kinh lạc là phần kéo dài của tạng phủ, các đầu ngón tay có điểm bắt đầu và điểm kết thúc của các cơ quan nội tạng. Bài tập co duỗi ngón tay sẽ kích thích nhẹ chức năng của các cơ quan.
- Thông khí vận huyết, giải chứng lạnh tay chân: Nắm và duỗi các ngón tay, ngón chân có thể vận động các cơ nhỏ của cẳng tay và bắp chân, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở các đầu chi và cơ thể.
- Nuôi dưỡng gan và làm mềm cơ, giải tỏa cảm xúc: Nhiều bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não bị bó chặt tay, không thể mở ra và cầm nắm. Vì vậy, chúng ta tiếp tục thực hành động tác này có thể làm mềm gan, xoa dịu tâm trạng mà còn xóa tan nguy cơ đột quỵ.
Kiễng chân
Thực hành: Đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau và hai tay đặt ngang hông. Từ từ kiễng chân lên để lòng bàn chân, gót chân cách mặt đất rồi thả trọng lượng từ ngón chân xuống lòng bàn chân để thả lỏng cơ thể.
Sau khi kiễng chân vài lần, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, bạn cũng có thể dùng thêm công cụ hỗ trợ để kiễng chân lên dễ dàng hơn.
Lợi ích của phương pháp này là ngăn ngừa đột quỵ, sa sút trí tuệ, hạ đường huyết. Tập kiễng chân không chỉ giúp rèn luyện cơ bắp chân mà còn giúp cách mạch máu chi dưới lưu thông, không bị tắc nghẽn, giảm nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa não có thể điều khiển các cơ ở xa và bắp chân, điều này cho thấy các dây thần kinh không bị đứt gãy.
Nhún vai
Nhún vai có thể làm thư giãn các dây thần kinh, mạch máu và cơ ở vai , thúc đẩy tuần hoàn máu và cung cấp động lực nhân tạo cho máu trong động mạch cảnh chảy vào não. Phương pháp thực hiện là nâng và hạ vai vào mỗi buổi sáng và tối, mỗi lần từ 4 đến 8 phút.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/chi-tai-mat-20s-kiem-tra-nguy-co-dot-quy-nhung-mat-10s-lam-dieu-nay-da-biet-ket-qua-c131a457100.html