Xem thường vợ ra mặt, nhà ngoại đến chơi anh tái mặt xin cơ hội quay đầu
Thời gian đầu mới kết hôn, tôi muốn kế hoạch 2 năm, tập trung phấn đấu cho sự nghiệp, cũng là để tài chính vững vàng hơn mới sinh nở. Song chồng tôi phản đối gay gắt. Thậm chí anh tuyên bố:
“Phụ nữ đã kết hôn phải đặt chuyện sinh nở, chăm lo gia đình lên trên hết. Công việc gác lại, làm thì làm, không làm thì thôi”.
Chồng tôi sống ích kỷ, anh chỉ biết tới bản thân. (Ảnh minh họa)
Cuối cùng tôi buộc phải chiều theo ý anh nhưng khi vợ có bầu, anh lại chẳng quan tâm. Suốt 9 tháng mang thai, tôi vẫn phải lo toan hết các việc trong gia đình, tới khám thai anh cũng không đưa vợ đi. Nhiều khi tủi thân, tôi thấy mình giống như mẹ đơn thân, chồng hỡ hững vô tâm chẳng nhờ cậy được.
Sau khi sinh con xong, tôi muốn đi làm trở lại, anh lại bảo:
“Tùy em nhưng anh nói trước, anh không chấp nhận thuê giúp việc. Em đi làm nhưng tự sắp xếp mọi thứ, con phải có người trông, việc nhà cửa phải có người lo”.
Không thương lượng được với chồng, một lần nữa tôi lại phải là người nhẫn nhịn. Điều khiến tôi khó ngờ nhất là khi tôi chấp nhận hi sinh sự nghiệp của bản thân để lo cho gia đình thì chồng lại ngày càng tỏ thái độ coi thường. Tất cả cũng chỉ bởi tôi không còn trực tiếp làm ra tài chính như trước đây. Mỗi lần đưa lương cho vợ, chồng tôi đều thể hiện thái độ khó chịu bảo:
"Em không kiếm ra tiền, phải biết đường chi tiêu. Đừng có vung tay quá trán”.
Hôm ấy, bố mẹ đẻ tôi gọi điện báo lên thăm cháu ngoại. Sáng hôm ông bà lên, tôi dậy sớm tính đi chợ mua đồ về nấu, đón bố mẹ nhưng mở ví thấy hết tiền, đành giục chồng:
“Nay bố mẹ lên chơi, anh đưa tiền để em đi chợ mua vài món đãi ông bà”.
Không ngờ chồng tôi gắt gỏng:
“Sao cô cứ nhìn thấy chồng là lại đòi tiền thế?”.
Nói xong, anh hằn học rút ví đưa cho vợ 50k rồi dắt xe đi. Tôi với theo:
“50k em mua được gì?”.
“Cái đó là việc của cô. Nói chung cô đã ăn bám chồng, không có quyền đòi hỏi. Bố mẹ cô cũng vậy”, anh dửng dưng đáp lại.
Quá nản với chồng, tôi không buồn nói tiếp. Chiều hôm ấy anh vừa đi làm về tới sân đã được bố vợ chạy ra đón, nhắc cất xe vào ăn cơm. Song vừa ngồi vào mâm, nhìn trên bàn bày đủ gà, cá, tôm,… toàn đồ ăn ngon khiến chồng tôi có chút sững người quay sang nhìn vợ.
Tranh thủ thấy tôi xuống bếp pha nước chấm, anh theo hỏi:
“Tiền đâu mà cô mua sắm đồ ăn thức uống linh đình đón bố mẹ cô thế kia? Có phải mọi ngày tôi đưa tiền, cô toàn giấu đi nên hôm nay mới mua được nhiều đồ như vậy? Cô giỏi quá rồi”.
Từ khi vợ nghỉ việc, chồng tôi thể hiện thái độ coi thường ra mặt. (Ảnh minh họa)
Để chồng nói xong, tôi mới lạnh giọng trả lời:
“Anh không phải lo, mâm cơm đó toàn là đồ bố mẹ tôi mang lên cho nhà mình đấy. Không chỉ ngần ấy đâu, ông bà còn cho đầy tủ lạnh toàn thịt, cá, tôm, đồ sạch dưới quê. Bố mẹ tôi lên thăm cháu nhưng cũng không làm phiền tới kinh tế của các con.
Hôm nay tiện có bố mẹ ở đây, mâm cơm kia coi như là bữa cơm chia tay của tôi với anh. Lát ăn cơm xong tôi sẽ thưa chuyện với ông bà, tôi với anh ly hôn. Tôi quá mệt mỏi, không còn đủ sức chịu đựng sự gia trưởng, ích kỷ của anh nữa. Sau bữa cơm này, chúng ta đường ai nấy đi, không còn liên quan nhau”.
Chồng tôi nghe thế mặt đỏ bừng, vội vàng xuống nước:
“Anh biết anh sai rồi, vợ đừng giận. Từ nay anh sẽ thay đổi bản thân, không để vợ phải suy nghĩ”.
Sợ vợ nói chuyện ly hôn với nhà ngoại thật, anh cuống cuồng nhận sai, năn nỉ xin tha thứ. Thấy anh có vẻ đã nhìn nhận ra vấn đề, tôi tạm thời bỏ qua nhưng không quên giao kèo:
“Nếu anh không thay đổi, em sẽ ly hôn không nuối tiếc”!
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/tam-su/nha-ngoai-len-choi-chong-tuyen-bo-khong-tiep-luc-nhin-mam-com-vo-nau-ma-anh-hoang-hon-c391a557776.html