Vợ sốc suýt chết sau cuộc yêu với chồng, vào viện mới ngỡ ngàng biết "thủ phạm"
Nhiều người từng nghe nói đến các kiểu dị ứng như dị ứng hải sản, dị ứng trứng, dị ứng phấn hoa, nhưng bạn có từng nghe tới dị ứng tinh dịch? Dưới đây là câu chuyện có thật của người phụ nữ ở Mỹ, được đăng trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ.
Người phụ nữ chia sẻ, chị 46 tuổi và có sức khỏe tốt. Vợ chồng chị rất hòa hợp trong chuyện chăn gối và hầu như mọi cuộc yêu đều đến đỉnh thăng hoa. Nhưng đêm đó, chỉ sau một tiếng làm "chuyện ấy" bi kịch ập đến.
"Lúc đầu, tôi cảm thấy chóng mặt, ngứa ngáy tay chân không thể giải thích được, sau đó tôi còn bị tiêu chảy. Chồng tôi cũng nhận thấy có điều gì đó không ổn và vội vàng đưa tôi đi cấp cứu. Khi đến bệnh viện, tôi được cho uống thuốc kháng sinh và các triệu chứng dần thuyên giảm. Bác sĩ nói tôi bị dị ứng và suýt chết vì sốc", người phụ nữ chia sẻ.
Khi hỏi bác sĩ chuyện gì đang xảy ra, nữ bệnh nhân được giải thích rằng chị bị dị ứng với penicillin. Thực ra, sau khi bị nổi mề đay do dùng penicillin khi còn nhỏ, chị không bao giờ dám đụng đến thứ này nữa. Bác sĩ giải thích rằng: “Cô không đụng vào nó, là do chồng cô làm. Anh ấy có thứ này trong tinh dịch”.
Hóa ra, người chồng tôi bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và gần đây đã được điều trị bằng penicilin đường tiêm. Vậy là chất penicilin trong thuốc đã được đào thải ra ngoài cùng với tinh dịch của người chồng và đi vào cơ thể người vợ khiến chị bị dị ứng.
Ngoài "thuốc chứa trong tinh dịch" như trường hợp trên, một số người còn bị dị ứng với chính tinh dịch, thậm chí trường hợp tử vong đầu tiên do dị ứng tinh dịch xảy ra vào năm 1958.
Dị ứng tinh dịch là gì?
Trong tinh dịch của nam giới có nhiều thành phần khác nhau. Ảnh minh họa
Đây là hiện tượng mà hệ miễn dịch của bản thân hoặc của người khác giới dị ứng với một trong các thành phần của tinh dịch (tinh trùng, enzym, protein) tạo nên các phản ứng tiêu cực cho cơ thể như bỏng rát, mẩn đỏ… Theo một thống kê gần đây, có tới 20%-40% các cặp vợ chồng gặp phải hiện tượng dị ứng tinh dịch, phải đối mặt với vấn đề hiếm muộn do việc dị ứng này gây ra.
Các triệu chứng chung là gì?
Phản ứng của dị ứng này thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi quan hệ tình dục và thường có các biểu hiện như:
- Đỏ bừng mặt
- Ngứa mắt
- Chảy nước mũi hoặc tắc đường mũi
- Phù nề thanh quản
- Nổi mề đay trên bộ phận sinh dục
- Phù nề âm hộ
- Tăng tiết dịch...
Tình trạng dị ứng, khó chịu sau quan hệ có thể ảnh hưởng tới chất lượng đời sống chăn gối lứa đôi. Ảnh minh họa
Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng dị ứng toàn thân có thể xảy ra như:
- Sưng mí mắt và môi
- Da khắp cơ thể nổi mẩn đỏ
- Ngứa không chịu được
- Tức ngực và khó thở
- Ho dữ dội...
Tuy nhiên, các triệu chứng chính xác và mức độ nghiêm trọng của dị ứng ở mỗi người là khác nhau. Trên thực tế, đối với hầu hết mọi người, phản ứng dị ứng này không gây tử vong, thậm chí dị ứng tinh dịch cũng hiếm khi xảy ra. Điều này là do huyết tương có chứa chất ức chế miễn dịch có thể làm giảm độ "nhạy cảm" của hệ thống miễn dịch, được gọi là MIM.
Nó được sử dụng để bảo vệ tinh trùng khỏi bị đào thải. Bạn biết đấy, cơ thể con người có khả năng chống chịu tương đối với các “vật thể lạ”, chẳng hạn như virus cảm lạnh, máu của người khác…
Khi hoạt động của MIM trong cơ thể phụ nữ bị suy giảm, và xảy ra hiện tượng dị ứng, tinh dịch khi đi vào cơ thể phụ nữ sẽ dễ gây ra dị ứng.
Nếu bị dị ứng tinh dịch cần phải làm gì khi quan hệ?
- Vợ chồng nên giữ tâm lý tốt khi gần gũi, có thể giảm số lần quan hệ.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai trong quan hệ như dùng bao cao su. Bao cao su có thể ngăn chặn sự tiếp xúc giữa tế bào niêm mạc đường sinh dục nữ và tinh dịch, đồng thời cũng có thể làm giảm tính nhạy cảm của tinh dịch.
- 30-60 phút trước khi giao hợp, thoa một lượng nhỏ fluocinolone acetonide hoặc thuốc mỡ hydrocortisone quanh môi âm hộ và cửa âm đạo để ngăn ngừa hoặc giảm các phản ứng dị ứng.
- Sau khi quan hệ, tốt nhất chị em nên đi tiểu ngay và cố gắng để tinh dịch còn sót lại chảy ra khỏi cơ thể. Sau đó rửa sạch vùng kín bằng nước ấm.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/sau-cuoc-an-ai-man-nong-voi-chong-vo-soc-suyt-chet-vao-vien-moi-ngo-ngang-biet-thu-pham-c131a509975.html