Vệ sinh quá sạch sẽ những bộ phận này có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh
6 bộ phận sau của cơ thể được vệ sinh quá sạch sẽ có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh
1. Tai
Lấy ráy tai bằng bông tăm sẽ tạo lên một lực chà xát với tai, có thể gây viêm tai. Ráy tai không phải một thứ bẩn thỉu như mọi người hay nghĩ và phải làm sạch, ngoáy sạch nó đi. Ráy tai giúp bảo vệ tai, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài.
Vệ sinh tai quá sạch sẽ, loại bỏ ráy tai đồng nghĩa đánh mất một cơ chế tự bảo vệ cơ thể, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tai hơn. Kéo theo đó là các khả năng về bệnh như viêm, đau, tạo mủ và các triệu chứng khác.
Bên cạnh đó, cơ thể có một cơ chế tự làm sạch nhất định. Lúc chúng ta nói chuyện, ngáp… ráy tai sẽ theo chuyển động xuống vùng họng, dựa vào sự thúc đẩy của lông tơ trên da tự đào thải ra ngoài.
2. Mũi
Thường xuyên làm sạch khoang mũi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc mũi, làm tổn thương các mao mạch ở niêm mạc mũi.
Khoang mũi có khả năng tự làm sạch. Không nên vệ sinh quá nhiều. Đặc biệt, không sử dụng móng tay ngoáy mũi, cọ xát vào da bên trong mũi để tránh làm xước niêm mạc có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
3. Rốn
Không nên thường xuyên cạy, móc rốn (Ảnh: wikiHow)
Thường xuyên vệ sinh bằng cách moi, móc rốn sẽ khiến bạn lạnh bụng, đau bụng. Rốn là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Bên trong rốn có khoảng 1400 loại vi khuẩn khác nhau nhưng hầu hết các vi khuẩn này không gây bệnh, giúp duy trì nhiệt độ rốn bình thường.
Vệ sinh quá nhiều, quá sạch, nhiệt lượng tỏa ra nhanh, ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa. Nếu moi rốn với lực quá mạnh, có thể làm xước, tổn thương vùng da mỏng quanh rốn và gây viêm. Tình hình xấu đi sẽ gây mủ, vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu quan trọng trong khoang bụng.
4. Mặt
Rất nhiều bạn gái yêu thích cái đẹp, muốn có một làn da, nhất là da mặt trắng, mịn màng. Tuy nhiên, làm sạch da mặt quá cẩn thận, nhiều lần trong ngày sẽ làm cho da bị kích ứng, khô hạn; kích thích tuyến nhờn trên da tiết dầu nhiều hơn, gây mụn.
Một vài gợi ý về cách làm sạch da mặt:
- Chọn một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, dùng 1 - 2 lần trong ngày.
- Các sản phẩm tẩy tế bào chết sử dụng 1 - 2 lần một tháng.
- Có thể rửa bằng nước ấm giúp tăng cường khả năng làm sạch da mặt.
- Không dùng xà phòng để rửa mặt, tính kiềm của nó có thể cao hơn sữa rửa mặt gây tổn thương cho da mặt.
5. Âm đạo
Tùy tiện dùng các dung dịch để vệ sinh có thể gây nên các bệnh phụ khoa. Nên vệ sinh bằng nước sạch.
Thường xuyên dùng các dung dịch, vệ sinh quá sạch sẽ phá hỏng sự cân bằng những vi sinh vật có lợi ở âm đạo khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có hại.
6. Răng
Đánh răng sai cách sẽ làm hỏng men răng. Men răng có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự bào mòn, nhiệt độ cao và hóa chất. Men răng bị hư tổn sẽ làm răng yếu đi, nhạy cảm hơn với các thực phẩm nóng/ lạnh; khiến răng bị nứt, mẻ, đổi màu,…
Nên dùng 2-3 phút đánh răng là đủ. Không nên dùng lực quá mạnh, di chuyển bàn chải nhẹ nhàng, khi đánh tránh gây tổn hại đến răng, nướu.
*3 lưu ý khi vệ sinh cơ thể mà mọi người hay bỏ qua
- Rửa tay trước khi rửa mặt
Nhiều người khi rửa mặt sẽ rửa trực tiếp bằng tay. Tay chưa được rửa sạch sẽ chứa rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn… Lúc đó, bụi bẩn, vi khuẩn sẽ trực tiếp dính lên mặt chúng ta.
Sau khi sử dụng các sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, cần rửa lại bằng nước sạch. Chất cặn trên da chưa được rửa sạch sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông khiến da bị dị ứng, nổi mụn trứng cá.
- Khi tắm nên chý ý làm sạch vùng nách
Vùng nách không chỉ có tuyến mồ hôi mà còn rất nhiều dây thần kinh, mạch máu, mô bạch huyết, có chức năng bảo vệ, miễn dịch nhất định.
Theo quan điểm của y học phương Đông, nách có huyệt đạo rất quan trọng – huyệt Cực tuyền liên hệ trực tiếp với tim. Đối với người bệnh tim thường hay hồi hộp, tim đập nhanh, đau tim…, kích thích, massage nhẹ vùng nách giúp điều hòa lại nhịp tim, trấn an tinh thần.
Thường xuyên vệ sinh sạch vùng nách có thể giúp cải thiện chứng đau dây thần kinh liên sườn, đau vùng bả vai.
- Vệ sinh bàn chân và các ngón chân
Ngón chân là nơi chúng ta rất hay bỏ qua mỗi lần tắm rửa, vệ sinh. Các ngón chân, nhất là phần khe giữa các ngón dễ dàng che giấu bụi bẩn, vi khuẩn.
Ngoài ra, bàn chân, đặc biệt lòng bàn chân là nơi có rất nhiều đầu mối dây thần kinh, có mối liên hệ trực tiếp tới não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, gan, dạ dày,… Nên vệ sinh sạch sẽ, có thể kết hợp ngâm chân bằng nước nóng, massage bàn chân để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/ve-sinh-qua-sach-se-6-bo-phan-nay-tren-co-the-lai-co-hai-nghiem-trong-cho-suc-khoe-20190817000803135.chn