Vai trò của những tập đoàn công nghệ tại Ukraine

07:00' 06-08-2022
Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đang đảm bảo an ninh dữ liệu cho Ukraine và kiềm chế ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc trên toàn cầu.


    Hồi tháng 2, Ukraine thông qua luật cho phép các nhà cung cấp dịch vụ đám mây tư nhân lưu trữ dữ liệu của chính phủ này ở nước ngoài. Sau đó, họ ký hợp đồng với Amazon Web Services (AWS), Microsoft, Oracle và Google.

    Đến cuối tháng, Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Một tên lửa đã phá hủy một trung tâm dữ liệu ở Kiev. "Tất cả bản sao lưu đã được chuyển đến các quốc gia châu Âu khác và không có thiệt hại nào xảy ra", Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine cho biết.

    Các công ty công nghệ lớn (Big Tech) đang đối mặt với những lời chỉ trích ngày càng tăng tại quê nhà vì tầm ảnh hưởng trên thị trường. Nhưng đồng thời, vai trò của Big Tech ở Ukraine cũng cho thấy họ đang ngày càng quan trọng trong cuộc cạnh tranh của phương Tây với Nga và Trung Quốc.

    Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov. Ảnh: Press Pool

    Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov. Ảnh: Press Pool

    Ukraine khá thân thiện với các hãng công nghệ lớn của phương Tây. Họ thậm chí trao giải cho Google vì giúp hệ thống máy tính của nước này chống lại các cuộc tấn công mạng và vì hãng này đã cắt đứt một phần quan hệ kinh doanh với Nga. Sau đó, họ cũng trao giải thưởng tương tự cho AWS và Microsoft.

    Trong cuộc phỏng vấn tại Davos (Thụy Sĩ) tháng 5 vừa qua, ông Fedorov cho biết thế giới chia làm 2 luồng tư tưởng khi đề cập đến công nghệ. Có những nơi xem dữ liệu là tài sản của chính công dân. Còn nơi khác xem chúng là tài sản của nhà nước. Ông nói Ukraine đang theo đuổi mô hình đầu tiên.

    Công nghệ thường được coi là phi chính trị. Ví dụ, các hãng sản xuất sản phẩm bán dẫn hoạt động theo cùng một cách ở Mỹ và Trung Quốc, dù hai nền kinh tế có đặc điểm chính trị khác nhau. Tuy nhiên, cách các công ty công nghệ - đặc biệt là trong các dịch vụ như truyền thông xã hội và điện toán đám mây - hoạt động ở nước ngoài có thể phản ánh các giá trị và luật pháp của thị trường đó.

    Ví dụ, YouTube của Google, Facebook của Meta và Twitter thường xuyên bị buộc gỡ xuống một số nội dung nhất định. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ hiếm khi ra yêu cầu này. Còn khi hoạt động ở nước ngoài, nếu chính phủ sở tại muốn điều đó, họ thường từ chối.

    Năm ngoái, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Twitter gỡ các bài đăng phản đối chính sách nông nghiệp của nước này, nhưng công ty này từ chối. Vì vậy, Ấn Độ phản ứng bằng cách khuyến khích người dùng chuyển sang Koo, một nền tảng tiểu blog nội địa. Google thì bị Nga phạt vì không gỡ nội dung đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine.

    Trên thực tế, Mỹ cũng có vấn đề về dữ liệu. Tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden từng cáo buộc chính quyền Mỹ đôi khi truy cập thông tin của người nước ngoài thông qua các công ty Mỹ. Đó cũng là một lý do khiến Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp đám mây của riêng mình.

    Tuy nhiên, các công ty của Trung Quốc có rất ít bước tiến bên ngoài thị trường nội địa. Ví dụ, gã khổng lồ Alibaba kiểm soát 34% thị trường đám mây ở quê nhà nhưng chỉ 4% ở phần còn lại trên thế giới, theo Synergy Research.

    Tại Ukraine, sau khi chiến sự nổ ra, AWS đã sử dụng một số thiết bị lưu trữ cỡ vali có tên "quả cầu tuyết" để nhanh chóng tải xuống và sao lưu dữ liệu của chính phủ Ukraine, từ đăng ký đất đai đến hồ sơ thuế. Sau đó, họ đưa chúng đến nơi an toàn rồi tải lên đám mây.

    Quầy triển lãm của Amazon Web Services tại Las Vegas mùa thu 2021. Ảnh: AWS

    Quầy triển lãm của Amazon Web Services tại Las Vegas mùa thu 2021. Ảnh: AWS

    AWS bảo vệ dữ liệu khách hàng khỏi những người bên ngoài - bao gồm cả nhân viên của Amazon - thông qua mã hóa và vi mạch. Các chức năng được sử dụng bởi AWS và khách hàng là riêng biệt về mặt vật lý.

    Tuy nhiên, một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của AWS không phải công nghệ, mà là quy định và khuôn khổ pháp lý của Mỹ trong việc quản lý dữ liệu. Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ gặp phải những áp lực mâu thuẫn. Đó là vừa kiềm chế các Big Tech, vốn thường bị cáo buộc là lạm dụng cạnh tranh và kiểm duyệt nội dung trong nước, nhưng cũng vừa công nhận họ là bức tường chống lại ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc ở nước ngoài.

    Một nhóm cựu quan chức chính quyền Trump gần đây đã cảnh báo Quốc hội Mỹ về đề xuất buộc Big Tech mở cửa kho ứng dụng và nền tảng của họ cho bên ngoài. "Các đối thủ của chúng ta - đặc biệt là Trung Quốc - sẽ hoan nghênh bất kỳ hành động nào của chính phủ có thể làm giảm sức mạnh của ngành công nghệ Mỹ", nhóm này tuyên bố.

    Adam Segal, tác giả một báo cáo của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ về không gian mạng cho rằng nếu Mỹ liên minh với các quốc gia khác có cùng quan điểm về cách "dữ liệu được thu thập, sử dụng, phân tích", các Big Tech của nước này nên tham gia hiện thực hóa quy trình đó.

    Những ưu tiên này đã được Mỹ đưa vào chính sách thương mại. Từ thời Trump, nước này đã đàm phán về dòng dữ liệu tự do xuyên biên giới trong các thỏa thuận thương mại với Mexico, Canada và Nhật Bản. Chính quyền Biden cũng đang tìm kiếm điều tương tự trong "Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" (IPEF) với 13 quốc gia châu Á.

    Chi phí, tính năng và độ tin cậy sẽ là những yếu tố quyết định chính đến việc công nghệ của nước nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc có chung quan điểm về giá trị cũng sẽ vai trò trong đó.

    Huawei Technologies (Trung Quốc) đã cung cấp nhiều thiết bị viễn thông cho Ukraine. Tuy nhiên, Fedorov nói rằng Ukraine cũng đang thảo luận với Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan về việc xây dựng mạng 5G.

    Thụy Điển và Phần Lan là những nước ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến. "Chúng tôi đang hợp tác với các công ty và quốc gia có cùng giá trị", ông Fedorov nói.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
St Albans Heights Primary School Vùng: St Albans. Phone: 9366 4211
Xem thêm

Chúng tôi cố gắng giúp tất cả học sinh phát triển thành những người tự tin trong quá trình học tập lâu dài.


Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/big-tech-vu-khi-cua-phuong-tay-khi-doi-dau-nga-trung-4495856.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ