Uống sữa vào ban đêm giúp dễ ngủ?

00:00' 08-11-2019
Sữa vốn được coi là loại thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng nhất. Tuy nhiên, vẫn có những hiểu lầm, cách sử dụng sai đối với sữa vô tình biến nó thành chất độc.


    Sữa là nguồn cung cấp canxi rất tốt cho con người, tỷ lệ canxi và phốt pho trong sữa phù hợp, có lợi cho việc hấp thụ canxi của cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên uống khoảng 300g sữa hoặc các sản phẩm từ sữa mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu canxi hằng ngày.

    Uống sữa tốt cho cơ thể như vậy nhưng bạn đã thực sự biết tất cả về cách uống đúng cách loại đồ uống dinh dưỡng này?

    Nếu uống sữa sai cách, uống kèm một số loại thực phẩm nhất định có thể sinh ra phản ứng ngộ độc nghiêm trọng. Ngoài ra, cũng có rất nhiều hiểu lầm xung quanh cách sử dụng và lợi ích của sữa sẽ được giải đáp ngay bên dưới đây.

    1. Uống sữa vào ban đêm giúp dễ ngủ?

    Khi nói đến thời điểm tốt nhất để uống sữa, một số người cho rằng đó là buổi đêm vì sữa giúp bạn ngủ ngon hơn. Một số khác lại cho rằng uống sữa vào buổi sáng sẽ tốt hơn bởi đó là thời điểm cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

    Trên thực tế, cả hai ý kiến nêu trên đều không có cơ sở để khẳng định. Sữa có tác dụng làm thư giãn một số tế bào trong cơ thể nhưng số lượng những tế bào như vậy rất ít, do đó, tác dụng của sữa đối với giấc ngủ rất ít. Thêm vào đó, uống sữa vào buổi tối hay buổi sáng thì cơ thể đều hấp thụ lượng chất dinh dưỡng ngang nhau.

    Các nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng nếu bạn uống 30 phút trước bữa ăn, sữa có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn một cách hiệu quả. Sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn tạo ra cảm giác no kéo dài và tổng hợp nhiều chất béo tích tụ trong cơ thể, với lợi ích của sữa, bạn có thể ngăn ngừa lượng mỡ thừa trên cơ thể.

    Nếu uống sữa trong khi ăn, nó cũng có thể mang lại hiệu quả nhưng tất nhiên hiệu quả sẽ không cao như khi bạn uống sữa 30 phút trước khi ăn.

    2. Sữa càng đắt, giá trị dinh dưỡng càng cao

    Khi đi siêu thị, bạn sẽ thường thấy 2 loại sữa được bán là sữa đóng gói trong hộp (gói) giấy có thể để bảo quản 30 ngày ở nhiệt độ phòng và sữa phải bảo quản trong tủ đông, có hạn sử dụng chỉ 7 ngày hoặc thậm chí là ngắn hơn đối với loại sữa tiệt trùng.

    Loại sữa phải bảo quản trong tủ đông như sữa tiệt trùng có giá thành thường đắt gấp đôi so với sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ thường. Vậy đắt hơn có tốt hơn không?

    Uống sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng uống sai cách có thể biến nó thành chất độc cho cơ thể - Ảnh 3.

    Chuyên gia dinh dưỡng Zhou Xue tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho biết sữa tiệt trùng (hay các loại sữa phải bảo quản trong tủ đông) là loại sữa đã được khử trùng ở nhiệt độ thấp để loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh và giữ lại các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe như vi khuẩn axit lactic. Ngoài ra, nó cũng giữ lại được các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin C và whey protein.

    Sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng lại được khử trùng theo cách loại bỏ phần lớn các vi sinh vật trong sữa bằng phương pháp tiệt trùng tức thời ở nhiệt độ cao, vì vậy nó có thể bảo quản lâu hơn ở nhiệt độ thường so với sữa tiệt trùng.

    Tuy vậy, sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ thường vẫn mang rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Do đó, nếu có đủ điều kiện và thuận tiện cho việc sử dụng thì bạn nên uống sữa tiệt trùng hằng ngày. Ngược lại, bạn có thể chọn sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ thường để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng từ sữa.

    3. Sữa có hàm lượng canxi càng cao thì càng tốt cho sức khỏe?

    Điều này là không đúng bởi bạn nên xem xét hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể, bởi “cái gì quá cũng không tốt”, không phải sữa càng giàu canxi càng tốt cho sức khỏe của bạn.

    Nếu việc hấp thụ quá nhiều canxi vào cơ thể có thể gây ra sự mất ổn định của hệ thống protein, gây ra sự kết tủa (đóng cặn) protein và làm biến đổi hương vị và chất lượng của protein được nạp vào cơ thể.

    Sữa thường chứa đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, miễn là bạn uống đủ 300ml sữa mỗi ngày cộng thêm chế độ ăn hợp lý. Như vậy, việc uống sữa giàu canxi là hoàn toàn không cần thiết.

    4. Người không dung nạp đường Lactose có thể uống sữa?

    Có những người không có khả năng dung nạp đường lactose có trong sữa, nếu cố tình uống sữa có thể khiến bạn gặp phải triệu chứng sưng dạ dày, thậm chí là tiêu chảy.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người không dung nạp lactose có thể “ăn đệm” một loại thức ăn gì đó trước khi uống sữa với số lượng nhỏ hoặc ăn sữa chua. Tuyệt đối không nên uống sữa khi đói.

    5. Hâm nóng sữa trong lò vi sóng?

    Hộp (gói) giấy đựng sữa khi được làm nóng trong lò vi sóng sẽ không hòa tan các thành phần có hại vào sữa. Tuy nhiên, vì được làm bằng vật liệu mềm, nhẹ để dễ dàng mang theo nên hộp (gói) đựng sữa không được sản xuất để làm dụng cụ gia nhiệt (không làm nóng được sữa) trong lò vi sóng.

    Do đó, nếu bạn muốn uống sữa nóng, bạn có thể sử dụng nước nóng dưới 100 độ C để đun sôi hộp (gói) sữa để hâm nóng sữa. Hoặc bạn có thể đổ sữa ra một dụng cụ chuyên dùng cho lò vi sóng và hâm nóng sữa trong lò trong vòng 1 phút.

    6. Uống sữa trước và sau khi uống thuốc?

    Tuyệt đối không uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc. Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người trung niên và người cao tuổi thì càng không nên. Sữa có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm biến đổi và tăng độc tính của thuốc.

    Điều này là bởi vì khi uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc, sữa sẽ tạo ra một màng bọc quanh viên thuốc và niêm mạc dạ dày. Sau khi màng này được tiêu hóa và hấp thụ hết thì khi đó thuốc mới được hấp thụ, khi đó tác dụng của thuốc có thể đã giảm đi hoặc hoàn toàn biến đổi thành độc tính đối với cơ thể.

    Những loại thuốc đặc biệt không thể sử dụng cùng với sữa:

    - Digoxin: Canxi trong sữa có thể làm tăng độc tính của digoxin.

    - Thuốc chống tiêu chảy: Sữa sẽ "bọc" viên thuốc và khiến nó bị biến tính.

    -Thuốc kháng sinh Tetracycline, phức chất vòng càng (chelate) trong ruột kết hợp với canxi trong sữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc.

    - Thuốc chứa sắt, canxi và sắt trong sữa sẽ “cạnh tranh” để hấp thu ở tá tràng, làm giảm khả năng hấp thu thuốc.

    - Levodopa: Sữa trong đường ruột bị phân hủy tạo ra một số lượng lớn axit amin ngăn chặn levodopa được hấp thụ trong ruột.

    - Estrogen: Sữa làm tăng hoạt động của các enzyme chuyển hóa, làm giảm hiệu quả của estrogen.

    Bạn nên uống thuốc trước hoặc sau ít nhất 1 giờ mới có thể uống sữa.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Bedshed Highpoint Vùng: Maribyrnong. Phone: 9317 3122
Xem thêm

chuyên về các dịch vụ có liên quan đến Trang trí nội thất tại các vùng trong Melbourne.


Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/uong-sua-rat-tot-cho-suc-khoe-nhung-uong-sai-cach-co-the-bien-no-thanh-chat-doc-trong-co-the-20191105111800941.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ