Tiêu chuẩn sức khỏe đàn ông ngoài 40

02:00' 09-12-2021
Nam giới ngoài 40 tuổi thường nhận ra sức khỏe của mình giảm sút rõ rệt, kèm theo đó là một số loại bệnh tật bắt đầu phát tác.


    Tạp chí Elle (Mỹ), tổng hợp một số tiêu chí để tự đánh giá sức khỏe dành cho nam trung niên, dựa trên nghiên cứu của chuyên gia sức khỏe Mỹ, Thụy Điển, Trung Quốc...

    1. Sức mạnh cánh tay

    Nam giới có cánh tay khỏe có thể thực hiện ít nhất 10 lần chống đẩy (push-up) một lúc. Cánh tay phản ánh sức mạnh cơ của chi trên. Bằng cách tập luyện chi trên, có thể ngăn ngừa mất cơ, vai và cổ có thể linh hoạt hơn.

    Việc thực hiện các bài tập nâng cao lực nắm là vô cùng quan trọng với nam giới trung niên. Ảnh minh họa: Jumia.com

    Việc thực hiện các bài tập nâng cao lực nắm là vô cùng quan trọng với nam giới trung niên. Ảnh minh họa: Jumia.com

    2. Sức mạnh tay cầm

    Năm 2016, Tạp chí y khoa The Lancet công bố kết quả nghiên cứu cho thấy sức mạnh của nắm tay giảm có thể là dấu hiệu đau tim, đột quỵ và tử vong do bệnh tim mạch, đặc biệt ở nam giới.

    Cách thử như sau: Đứng tách hai chân, mở rộng bằng vai, thả lỏng hai vai. Điều chỉnh máy đo cầm tay vào ở mức độ thích hợp, sau đó bóp kéo mạnh máy đo lên xuống khoảng hai lần, lấy số liệu của lần đo cao hơn. Nam giới trên 40 tuổi cần có lực nắm đạt ít nhất 40 kg. Nếu không đạt chỉ số này, hãy tăng cường tập các bài tập nâng cao lực nắm, bóp bóng cao su hoặc dụng cụ cầm tay.

    3. Tính linh hoạt

    Không thể cúi xuống, cơ thể không đứng thẳng được và không mở rộng được chân... là những biểu hiện của sự kém linh hoạt. Cơ thể khi này đã trở nên căng cứng và các cơ bước vào trạng thái lão hóa. Thông thường, đàn ông có thể rèn luyện sự dẻo dai bằng cách bơi lội hoặc tập những động tác vòng tay qua sau lưng rồi kéo căng tay.

    4. Sức mạnh chân

    Đàn ông trung niên lười vận động sẽ từ từ giảm sức mạnh của chân. Nếu bạn có thể squat hơn 19 lần trong 30 giây, có nghĩa các khớp chi dưới ổn định. Tuy nhiên, sự ổn định này phải bảo đảm là thắt lưng và đầu gối không bị đau trong và sau khi thực hiện động tác.

    5. Cân bằng cơ thể

    Nam giới trung niên thăng bằng kém thường không thể kiểm soát hành động của cơ thể, dễ bị chóng mặt, ù tai, tăng nguy cơ té ngã. Để biết có khả năng thăng bằng tốt hay không, thử đứng bằng một chân trong vài giây, nếu cơ thể giữ nguyên được trạng thái ban đầu thì khả năng thăng bằng tốt.

    Có thể tập luyện hoặc cải thiện khả năng giữ thăng bằng bằng cách tăng cường sức mạnh cơ và khớp, đi bộ hoặc đi giật lùi.

    6. Sức dẻo dai

    Một nghiên cứu được công bố năm 2015 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ cho thấy rằng đi bộ nhanh 20 phút mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong lên tới 30%. Còn theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) và được công bố trên tạp chí Psychotherapy and Psychosomatics, đi bộ 20 phút chỉ ba ngày một tuần, liên tục trong sáu tuần giúp tăng thêm 20% mức năng lượng và giảm bớt cảm giác mệt mỏi.

    Đi bộ có thể cải thiện chức năng tim phổi và cải thiện hệ thống hô hấp. Nếu một người đàn ông đi bộ 3 km trong vòng 28 phút, điều đó cho thấy chức năng tim phổi của anh ta còn tốt.

    Việc đi bộ cũng giúp nam giới tuổi trung niên tăng sức dẻo dai, cải thiện chức năng tim, phổi và hô hấp. Ảnh minh họa: yjc.news.

    Việc đi bộ cũng giúp nam giới tuổi trung niên tăng sức dẻo dai, cải thiện chức năng tim, phổi và hô hấp. Ảnh minh họa: yjc.news.

    7. Chiều cao và cân nặng: Có tỉ lệ phù hợp, cân đối

    Sau tuổi 40, nên duy trì thể trạng ở mức trung bình, không béo không gầy. Tiêu chuẩn để đánh giá là: Trọng lượng chuẩn (kg) = Chỉ số chiều cao (cm) - 100 (nam) và 105 (nữ). Ví dụ, nam giới cao 1,75m thì cân nặng chuẩn là 175 -100 = 75kg. Còn nữ giới cao 1,60m thì cân nặng chuẩn là 160 – 105 = 55kg.

    Người béo dễ sinh ra các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, sinh đờm, thừa độ ẩm. Người gầy sẽ dễ sinh ra các bệnh nóng trong, bốc hỏa, âm hư. Quá gầy hay quá béo đều là dấu hiệu cơ thể bạn đang có bệnh.

    8. Huyết áp, nhịp tim

    Huyết áp của nam giới tuổi trung niên cần được kiểm soát trong khoảng 90/140 milimet. Nếu thấy huyết áp tăng cao, cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt không tốt.

    Ngoài ra, nhịp tim cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nam giới có sức khỏe bình thường nhịp tim từ 60 - 90 lần/phút. Nếu bạn vừa đi bộ một chút đã thấy hụt hơi, mặc dù kiểm tra điện tâm đồ không có điều gì bất thường, thì vẫn nên kiểm tra siêu âm tim để chắc chắn hơn về sức khỏe tim mạch.

    Để khỏe mạnh, nam giới cần luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Ảnh minh họa: sunnew.cc

    Để khỏe mạnh, nam giới cần luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Ảnh minh họa: sunnew.cc

    9. Tóc bóng mượt

    Theo quan điểm Đông y, tóc bóng mượt chứng tỏ thận khỏe, khí huyết đầy đủ. Người khỏe mạnh thì tinh lực sung mãn, râu tóc bóng mượt. Người yếu thì tóc bạc sớm, rụng nhiều.

    10. Sức khỏe răng miệng: Hàm răng chắc khỏe

    Thận khỏe sẽ thể hiện ở xương và răng, ba bộ phận này có liên quan mật thiết tới nhau. Người sở hữu thận khỏe thì răng chắc khỏe, đầy đủ. Khi tinh lực thiếu, răng sẽ lung lay và rụng sớm.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Catholic Regional College Sydenham Vùng: Sydenham. Phone: 9361 0000
Xem thêm

Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/tieu-chuan-suc-khoe-cua-dan-ong-ngoai-40-4399555.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ